Công Bố Dịch Cúm H5N1 Tại Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)
Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).
Ngoài ra, 9 xã tiếp giáp với vùng dịch cũng được xác định là vùng uy hiếp, bao gồm: Phú Lý, Vĩnh Tân, Trị An, Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu); Thanh Sơn, La Ngà, Phú Cường (huyện Định Quán); Thanh Bình, Cây Gáo (huyện Trảng Bom).
Trước đó, Chi cục Thú y Đồng Nai cũng đã phối hợp với địa phương tổ chức tiêu hủy ngay 2 đàn gia cầm nhiễm cúm; tổ chức phun độc, khử trùng, tiêm phòng… và lập 6 chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên địa bàn huyện.
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, virus cúm H5N1 phát hiện tại huyện Vĩnh Cửu thuộc nhánh 2.3.2.1 – nhánh chủ yếu lưu hành tại các tỉnh phía Bắc lần đầu tiên xuất hiện tại Đồng Nai. Trong khi đó, từ trước đến nay, Đồng Nai chủ yếu sử dụng vaccine RE 5 có hiệu lực trong phòng cúm nhánh 1.1.
Khi phát hiện nhánh cúm mới, Chi cục đã chuẩn bị ngay 100 ngàn liều vaccine RE 6 để tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm, trước mắt tập trung cho vùng dịch và vùng uy hiếp.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từ nguồn vốn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Singapore, nguồn vốn 30a và sự đóng góp của một số cá nhân với tổng số tiền 2 tỷ đồng, năm 2014, huyện Mường Ảng (Điện Biên) đã mua 145 con bò sinh sản hỗ trợ cho 145 hộ nghèo của 2 xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa.
Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.
Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...
Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.
Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Bí quyết của nông dân U60 này chính là mô hình đa canh, đa con để sẵn sàng “đối mặt” với bấp bênh của thị trường nông sản.