Công Bố Dịch Cúm H5N1 Tại Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)
Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).
Ngoài ra, 9 xã tiếp giáp với vùng dịch cũng được xác định là vùng uy hiếp, bao gồm: Phú Lý, Vĩnh Tân, Trị An, Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu); Thanh Sơn, La Ngà, Phú Cường (huyện Định Quán); Thanh Bình, Cây Gáo (huyện Trảng Bom).
Trước đó, Chi cục Thú y Đồng Nai cũng đã phối hợp với địa phương tổ chức tiêu hủy ngay 2 đàn gia cầm nhiễm cúm; tổ chức phun độc, khử trùng, tiêm phòng… và lập 6 chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên địa bàn huyện.
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, virus cúm H5N1 phát hiện tại huyện Vĩnh Cửu thuộc nhánh 2.3.2.1 – nhánh chủ yếu lưu hành tại các tỉnh phía Bắc lần đầu tiên xuất hiện tại Đồng Nai. Trong khi đó, từ trước đến nay, Đồng Nai chủ yếu sử dụng vaccine RE 5 có hiệu lực trong phòng cúm nhánh 1.1.
Khi phát hiện nhánh cúm mới, Chi cục đã chuẩn bị ngay 100 ngàn liều vaccine RE 6 để tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm, trước mắt tập trung cho vùng dịch và vùng uy hiếp.
Related news
Bằng mô hình bền vững và quyết tâm cao, một số hộ nghèo ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, đã tự giác xin ra khỏi diện hộ nghèo. Nhờ đó, việc xây dựng tiêu chí 11 (hộ nghèo) của xã thuận lợi hơn.
Lô nhãn được doanh nghiệp thu mua trong ngày 21-22/8 tại xã Hàm Tử và Hồng Nam (Hưng Yên), trước khi chuyển vào TP HCM chiếu xạ và xuất khẩu.
Từ một nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên ruộng nương, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay ông Nguyễn Công Khanh đã trở thành một “ông chủ” trại gà khép kín với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Bà con nông dân Đồng bằng Bắc Bộ đang lo ngại đợt sâu cuốn lá mới tiếp tục gây hại trên diện tích lúa mùa.
Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian qua, các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai sâu rộng và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Nhờ đó nguồn vốn vay được đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ dân, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nhân dân nhất là địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.