Hội thảo Hiện trạng và tiềm năng phát triển cá cảnh tại Việt Nam
Đại diện Tổng cục Thủy sản, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Huy Điền đã tham dự Hội thảo.
Theo FAO, năm 2014, giá trị xuất nhập khẩu cá cảnh có sự tăng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14%/năm, giá trị thương mại khoảng 15 tỷ USD.
Các nước có giá trị xuất nhập khẩu cá cảnh lớn nhất là Singapore, Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản.
Ở Việt Nam hiện có khoảng trên 500 cơ sở sản xuất, ương nuôi cá cảnh, tập trung ở một số đô thị lớn như TP.HCM, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa… Cá cảnh không chỉ được tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Trong đó TP.HCM là trung tâm sản xuất và xuất khẩu cá cảnh lớn nhất nước.
Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá cảnh của TP.HCM đã đạt 9,6 triệu con.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Việt Nam có thể phát triển ngành cá cảnh hơn nữa, tăng kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên 40 - 50 triệu USD thay vì chỉ 10 - 12 triệu USD/năm như hiện nay.
Hiện nước ta xuất khẩu trên 60 loài cá cảnh, phổ biến như cá neon, cá dĩa, cá xiêm, cá mô ly, hắc kim, trân châu cá bảy màu, hải quỳ, cá mó, khoang cổ, hoàng hậu.
Thị trường xuất khẩu chính gồm châu Âu chiếm nhiều nhất với 58%; châu Á 28%; châu Mỹ 9,5% và châu Úc chiếm 3,5%. Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Huy Điền đã tham dự và phát biểu tại Hội thảo Tuy có tiềm năng lớn nhưng giá trị xuất khẩu cá cảnh của nước ta còn khá khiêm tốn.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhiều giống cá cảnh đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới lại chưa được phép nhập khẩu về Việt Nam.
Do khó khăn về nhập khẩu con giống tốt qua đường chính ngạch mà nhiều giống cá cảnh được sản xuất ở Việt Nam đang bị thoái hóa nên mất dần khách hàng nước ngoài… Trong khi đó, quy mô sản xuất chưa tập trung, còn phân tán nhỏ lẻ, chưa tiếp cận nhiều với khoa học mới về lai tạo cá cảnh, thuần dưỡng sinh sản cá cảnh tự nhiên.
Khả năng tài chính còn hạn chế ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư.
Tất cả yếu tố đó làm khó ngành cá cảnh Việt Nam.
Bên cạnh đó, người nuôi cá cảnh còn gặp khó khăn lớn về dịch bệnh mà gần như chưa có sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.
Xuất khẩu cá cảnh còn đang gặp phải một rào cản lớn là những quy định khắt khe về an toàn dịch bệnh mà nhiều nước đưa ra dựa trên các quy định của Tổ chức Thú y thế giới, Hiệp định an toàn vệ sinh động thực vật của WTO.
Trong khi đó, các cơ sở cá cảnh ở Việt Nam do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên chưa đáp ứng đủ điều kiện về giám sát an toàn dịch bệnh.
Trước những khó khăn đó, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp: phải đảm bảo quản lý nhà nước hướng dẫn các cơ sở sản xuất cá cảnh an toàn, giám sát dịch bệnh đủ điều kiện xuất sang Mỹ, EU.
Tập trung lai tạo những giống loài mới, nghiên cứu sinh sản nhân tạo những loài cá cảnh quý hiếm có giá trị kinh tế cao như cá dĩa (mỗi con hiện nay có giá bán 50 - 80 USD), cá còm, chạch, thái hổ, neon…
Ngoài ra cần lập trang thông tin điện tử về cá cảnh để quảng bá, giới thiệu danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh để khách hàng trong và ngoài nước tiện giao dịch.
Tăng cường xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho cá cảnh.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 10.7, ông Trần Ngọc Bằng - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, Quảng Nam cho biết, vụ dưa thứ hai trong năm 2015, toàn huyện Phú Ninh có khoảng 250ha đang đến mùa thu hoạch.
Theo kết quả điều tra vừa công bố của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), có đến 91% số nông dân vùng ĐBSCL sản xuất lúa thu đông có lãi, chỉ 1% bị thua lỗ và 8% hòa vốn.
Thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm qua, tỉnh Bình Dương có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm.
Ngoài các loại rau tươi theo mùa, một số hoa quả như mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... cũng đang có nhu cầu cao tại thị trường này.
Nhiều nông dân không dám ăn rau họ trồng để bán mà phải trồng riêng để ăn. Bởi vì rau họ ăn thì không phun thuốc, còn rau đem bán thì có phun thuốc.