Chuyển đổi cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cần giải pháp đồng bộ
Tín hiệu lạc quan
Anh Lâm Văn Sáu, ngụ xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp), tâm sự: “Vợ chồng tôi có 4 công đất lúa sản xuất 3 vụ mỗi năm, cộng với làm mướn thêm, vậy mà kinh tế cứ mãi chật vật. Suy nghĩ tìm hướng thoát nghèo, cuối cùng tôi quyết định bỏ lúa chuyển sang lên vườn trồng quýt đường. Thời gian đầu cây quýt đường còn nhỏ, nên tôi áp dụng trồng rau màu trên liếp để “lấy ngắn nuôi dài”. Quay đi quay lại thì quýt đường cho trái và không ngờ khi thương lái tìm mua tận vườn với giá 30.000 đồng/kg. Nhờ đó mà chỉ 4 công quýt đường, nhưng năm rồi thu nhập hàng trăm triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa”. Theo ông Trần Hoàng Khởi, Phó Chủ tịch UBND xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), qua theo dõi thì cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế khá cao nên thời gian qua bà con chọn để chuyển đổi. Đây cũng là loại cây thế mạnh của địa phương.
Ông Đặng Văn Chen, Trưởng ban nhân dân ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) bộc bạch, vùng này trước đây người dân chỉ trồng lúa, nhưng giá lúa thấp quá nên buộc bà con phải tìm cây trồng khác thay thế. Theo đó, nhiều hộ chọn các loại hoa kiểng như cúc mâm xôi, cúc tiger, sứ, vạn thọ, cỏ nhung,... để chuyển đổi và đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa. Hiện tại, diện tích hoa kiểng của xã Tân Khánh Đông tăng lên hơn 117ha, đa phần là chuyển đổi từ đất lúa. Ông Lê Ngọc Lề, ngụ phường Thới Thuận (Thốt Nốt, Cần Thơ) tiết lộ, nhiều năm làm lúa 3 vụ mà không giàu được. Riêng vụ Hè thu 2015 này, không làm lúa mà chuyển sang trồng mè. Kết quả 3 công mè trúng mùa, thu được hơn 23 triệu đồng, gấp mấy lần lúa…
Canh cánh nỗi lo rớt giá
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2014, toàn vùng ĐBSCL đã chuyển đổi khoảng 78.375ha đất lúa sang trồng rau, dưa hấu, mè, cây ăn trái, đậu, bắp,… Riêng tỉnh Hậu Giang đã chuyển đổi 2.414ha đất lúa sang trồng 1.079ha bắp và 1.335ha rau các loại. Việc chuyển đổi bước đầu cho thấy cây màu, cây ăn trái hiệu quả cao hơn lúa; đồng thời giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Luân canh cây trồng cũng góp phần hạn chế sâu bệnh gây hại cho lúa và giảm được áp lực nước tưới trong thời điểm nắng hạn. Ngoài ra, việc chuyển đổi cũng làm tăng thêm nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn, hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu; từ đó giảm giá thành chăn nuôi.
Mặt được là vậy, tuy nhiên khi triển khai nhân rộng đã gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Cao Miên, Giám đốc HTX Rau củ quả Tân Bình (Vĩnh Long), trăn trở: “2 năm trước giá hành lá lên đến 700.000 đồng/tạ giúp nông dân lợi nhuận 100 triệu đồng/ha. Sau đó, nông dân huyện Bình Tân ào ạt chuyển đổi đất lúa để trồng hơn 1.000ha hành lá thì đầu năm 2015 đến nay giá rớt thảm hại. Hiện giá hành chỉ còn 150.000-300.000 đồng/tạ, khiến nông dân lỗ nặng”. Tương tự như hành lá, thời gian qua khi thấy giá thanh long ở mức cao từ 20.000-40.000 đồng/kg trở lên, thì hàng loạt hộ ở ĐBSCL “chạy đua” bỏ đất lúa, để trồng thanh long; nay giá thanh long sụt còn 4.000-6.000 đồng/kg, khiến nông dân chới với. Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL nhìn nhận, nhiều mô hình chuyển đổi bước đầu mang lại hiệu quả cao khi diện tích ít; đến lúc phát triển nhiều lên thì lập tức rớt giá, khó tiêu thụ và nông dân bị lỗ. Đây là vấn đề nhức nhối cho thấy việc nhân rộng sản xuất với nhu cầu tiêu thụ chưa ăn khớp.
Cục Trồng trọt lưu ý: Giữa doanh nghiệp thu mua với nông dân sản xuất chưa kết nối được về giá cả, đầu tư, bao tiêu,... Một số nơi việc chuyển đổi còn tự phát, chưa theo quy hoạch về diện tích, sản lượng, chủng loại, mùa vụ, nên thường gặp khó khi tới lúc thu hoạch. Hệ thống thủy lợi lâu nay chủ yếu phục vụ cây lúa, nay ào ạt chuyển sang cây trồng khác đã gặp trở ngại. Khắc phục những hạn chế trên, tới đây các địa phương cần xác định những sản phẩm chủ lực để chuyển đổi phù hợp thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, việc chuyển đổi cần hướng tới phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó định hướng cho sản xuất; cơ cấu mùa vụ, sản lượng hợp lý, chú ý rải vụ để tránh rớt giá…
Có thể bạn quan tâm
Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Trong cơ chế thị trường, có rất nhiều đơn vị cung ứng giống trên địa bàn tỉnh, như Công ty Giống cây trồng Thái Nguyên, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên, hệ thống kinh doanh cung ứng giống tư nhân trong tỉnh và tỉnh ngoài nên người nông dân có nhiều điều kiện để lựa chọn. Tuy nhiên, lượng giống do các đơn vị, hệ thống kinh doanh… mới chỉ cung ứng được khoảng 1/3 lượng giống cho mỗi mùa vụ, số còn lại người dân tự để giống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Dân số tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, an ninh lương thực thường xuyên bị đe dọa đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, chịu được sâu bệnh, thời tiết. Ðây cũng là lý do để cây trồng biến đổi gien ngày càng có mặt nhiều hơn trên đồng ruộng trong sự lựa chọn của người nông dân...
Ngoài ra, mục đích của dự án cũng hướng tới nâng cao nhận thức cho cộng đồng và chính quyền địa phương về biến đổi khí hậu như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do giảm đốt rơm rạ, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hạn hán do trồng trên vĩ tre và nằm trong nhà….
Biện pháp khắc phục: Mở nylon che úm vào ban ngày có thời tiết ấm. Khẩn trương chuyển ngay ô mạ đó ra giữa ruộng định cấy. Tạo nền bùn mới rồi nhấc cả ô mạ đó đặt vào, quây úm nylon và điều chỉnh nhiệt như ban đầu. Dùng chế phẩm siêu ra rễ (HPC - 97R) loại 15 gr pha ở tỷ lệ 1/2 gói với 6 lít nước, phun đẫm đều cho 50 m2 mạ; phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 1 - 2 ngày.