Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện 12 Con Dê Đi Lạc

Chuyện 12 Con Dê Đi Lạc
Ngày đăng: 22/01/2015

Một chuyện tuy nhỏ, xảy ra ở Thanh Hóa, nhưng đang gây xôn xao dư luận trong những ngày này, được báo chí hết sức quan tâm.

Số là để thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho các huyện miền núi, thị xã Bỉm Sơn và huyện Thạch Thành có ký kết một chương trình kết nghĩa.
Sau đó, UBND thị xã Bỉm Sơn đã bàn giao cho UBND huyện Thạch Thành 24 con dê giống, để cấp cho 6 hộ nghèo của xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Thế nhưng chỉ có 12 con dê đến được với các hộ nghèo. Còn 12 con thì được chở thẳng đến trang trại của ông… Bí thư Huyện ủy.
Lý giải về chuyện này, Chủ tịch UBND xã Thành Yên cho rằng: “Thì đưa vào đó có điều kiện chăm sóc, vì trang trại của bác ấy (tức Bí thư Huyện ủy) đã có hơn 70 con dê rồi. Tại Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện phân bổ thế. Xã thấy cũng chẳng đáng là bao, nên cũng ký xác nhận”.
Còn chính người được nhận 12 con dê trên, là ông Bí thư Huyện ủy, thì cho rằng: “Biết là có dê vào trang trại, nhưng tôi nhầm với dê của một dự án khác, chứ không biết đó là dê giảm nghèo của Bỉm Sơn”.
Rõ ràng là dê cấp cho những hộ nghèo của xã mình. Thế mà ông Chủ tịch lại sợ người nghèo “không có điều kiện chăm sóc” những con dê đó, nên đã đưa một nửa vào trang trại của ông Bí thư huyện để “có điều kiện chăm sóc”.
Còn ông Bí thư huyện thì “nhầm” với dê của một dự án khác. Làm gì có dê của một dự án khác nữa mà nhầm? Là người đứng đầu một huyện nghèo, bao nhiêu dự án xóa đói giảm nghèo trong huyện, ông phải nắm rõ chứ?
Theo thống kê, xã Thành Yên có 840 hộ, thì có tới 252 hộ nghèo, nghĩa là số hộ nghèo chiếm đến trên 30%.
Sự kiện 12 con dê chui vào trang trại của ông Bí thư Huyện ủy, có 2 cách hiểu.
Một là tiêu chí hộ nghèo của huyện Thạch Thành khác với tiêu chí hộ nghèo trên cả nước, do Bộ LĐ-TB&XH quy định. Và ông Bí thư Huyện ủy là một trong những hộ nghèo đó.
Nhưng chẳng lẽ nghèo mà có trang trại, trong trang trại đã có đến hơn 70 con dê (và tất nhiên còn có nhiều thứ khác nữa). Hộ nghèo mà còn như thế, thì những hộ không nghèo còn… giàu có đến cỡ nào?
Hai là số tiền hay số tài sản trong các dự án xóa đói giảm nghèo trong huyện đã bị bớt xén, mà cụ thể là trong dự án này, số dê cho người nghèo đã bị bớt hẳn một nửa.
12 con dê giống, đối với xã, thì “chẳng đáng là bao”, như lời ông Chủ tịch xã. Nhưng đối với 6 hộ nghèo kia, nếu mỗi hộ được 4 con, thì đó là một tài sản lớn, có thể trở thành cái đòn bẩy để giúp họ thoát nghèo.
12 con dê là vật sống, có thể nhìn thấy được. Thế còn những thứ khác, lớn hơn 12 con dê gấp nghìn lần, nhưng là vật “chết”, nghĩa là không nhìn thấy được, như đất đai, tiền bạc… trong các dự án khác, thì các “quan”, khi có điều kiện có “cầm nhầm” không?


Có thể bạn quan tâm

Bỏ nhiều loại phí gia cầm Bỏ nhiều loại phí gia cầm

Trong bối cảnh người chăn nuôi gia cầm đang kêu trời vì phí chồng phí, quyết định bãi bỏ 14 khoản thu liên quan đến cấp giấy phép có thu lệ phí và 21 chỉ tiêu thu phí thú y có hiệu lực từ 8-8 như một liều thuốc “bắt” đúng bệnh và kịp thời.

14/08/2015
Đồng Tháp không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm Đồng Tháp không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm

Trong những tháng đầu năm, tình hình chăn nuôi của tỉnh Đồng Tháp khá thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định. Tuy giá heo hơi có giảm nhẹ 8.000 đồng/kg so với tháng cùng kỳ năm trước nhưng vẫn duy trì ở mức 45.000 - 46.000 đồng/kg là nhờ giá thức ăn, giá con giống và các loại chi phí khác không thay đổi nhiều, dịch bệnh không phát sinh nên lợi nhuận của người chăn nuôi vẫn được đảm bảo.

14/08/2015
Đơn Dương (Lâm Đồng) có nhiều loại rau giảm giá mạnh Đơn Dương (Lâm Đồng) có nhiều loại rau giảm giá mạnh

Ngày 12/8, nhiều gia đình trồng rau tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), vùng chuyên canh rau, củ quả lớn nhất cả nước cho biết, thời gian gần đây nhiều loại nông sản giảm giá mạnh khiến nhà vườn thua lỗ.

14/08/2015
Phát triển cây keo Phát triển cây keo

Thời gian qua, diện tích trồng cây keo trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) tăng nhanh. Ngoài phát huy hiệu quả trên diện tích đất lâm nghiệp với đồi, dốc cao, việc phát triển cây keo cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm.

14/08/2015
Hiệu quả chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu ở Cầu Ngang (Trà Vinh) Hiệu quả chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu ở Cầu Ngang (Trà Vinh)

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khuyến khích nông dân chuyển đổi hàng ngàn ha đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu nhằm hạn chế tình trạng khô hạn do thiếu nước tưới. Sau cây đậu phộng, cây bắp giống, đậu bắp giống và đậu xanh giống trồng thử nghiệm trên đất lúa gò cao đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thu nhập từ các cây trồng mới chịu hạn này cao gấp 1,5 đến 2 lần so cây lúa trước đây.

14/08/2015