Chị Tòng Thị Thịnh Vượt Khó Làm Giàu

Từng là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản Chả B, xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, song nhờ quyết tâm vượt qua khó khăn, chịu khó chăn nuôi phát triển sản xuất, gia đình chị Tòng Thị Thịnh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập ổn định. Gia đình chị là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của xã.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Tòng Thị Thịnh cho biết: Trước đây, cuộc sống của gia đình khó khăn lắm. Mọi chi tiêu đều dựa cả vào 1.000m2 ruộng lúa nước, gần 1ha lúa nương và 1ha ngô, nhưng thường xuyên mất mùa do thời tiết không luận lợi hoặc bị sâu bệnh, chim, chuột phá hoại. Trong khi đó, chồng chị là cán bộ hợp đồng của xã, lương thấp (200 nghìn đồng/tháng) nên cũng chẳng đủ lo cho gia đình. Vì thế, hầu như quanh năm gia đình chị luôn trong tình trạng thiếu đói.
Quyết tâm vượt qua khó khăn, thoát khỏi đói nghèo, năm 2011, chị mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cộng với số tiền vay mượn thêm từ bạn bè, người thân để đầu tư chuồng trại chăn nuôi gần 10 con lợn thịt kết hợp mua thêm máy xay xát phục vụ bà con để có thêm nguồn phụ phẩm phục vụ chăn nuôi. Nhờ chịu khó đầu tư, chăm sóc, chủ động phòng chống dịch bệnh, đàn vật nuôi của gia đình chị phát triển ổn định, ngay năm đầu tiên đã cho thu lãi gần 20 triệu đồng.
Thấy việc chăn nuôi không quá vất vả mà cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2012, chị tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống chuồng trại, nuôi thêm lợn giống và lợn nái. Thời kỳ cao điểm, gia đình chị nuôi gần 30 con lợn thịt. Ngoài ra, kết hợp chăn nuôi thêm bò sinh sản cùng hàng trăm con gia cầm các loại (ngan, gà, vịt…), đào thêm 500m2 ao nuôi cá để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Nhờ vậy, cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Thành công trong việc chăn nuôi không chỉ giúp gia đình chị dần trả số nợ đã vay, mua thêm đất sản xuất, mua sắm máy móc và vật dụng cần thiết cho gia đình mà còn có nguồn thu nhập ổn định lên tới hơn 80 triệu đồng/năm. Gia đình chị trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của xã, được nhiều người dân trong bản, xã học tập làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Đó là cặp dưa hấu được anh Phạm Văn Chơn (ngụ tổ 26, ấp Bình Phú, xã Hòa An, Chợ Mới, An Giang) mua về từ chợ Lấp Vò (Đồng Tháp) ngày 28 tháng chạp 2014. Đây là loại dưa vỏ xanh, ruột đỏ, có trọng lượng 5 kg/quả, với giá 3.000 đồng/kg. Sau khi để chưng trên bàn thờ vào dịp Tết, anh Chơn quên bẵng đến 2 tháng sau Tết, anh mới lấy một quả ra xẻ ăn, vỏ dưa còn rất giòn, ruột dưa đỏ, ngọt và mọng nước.

Vùng trồng khóm Đồng Dinh (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) rộng 500ha, năm 2014 bị bệnh héo đỏ lá, 6 tháng đầu năm 2015 gặp nắng hạn, cây khóm xuống sức làm giảm năng suất… Mặc dù hiện nay, giá khóm ổn định nhưng người trồng khóm không vui.

Ông Huỳnh Văn Lành, một chủ nuôi cá lồng bè cho biết, trong thời gian từ giữa tháng 6 trở lại đây, hiện tượng cá chẽm, cá bớp và tôm kẹt bỏ ăn, yếu dần và chết rải rác xuất hiện ở các bè nuôi thủy sản trên sông Chà Và. Hiện 500 lồng nuôi ở tiểu khu này đều có hiện tượng cá bỏ ăn, yếu và chết.

Ngay từ đầu vụ thả tôm, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến hiện tượng tôm suy dinh dưỡng, chậm lớn, dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, các địa phương đang tập trung nhanh cho việc thu hoạch tôm vụ 1 nhưng hầu hết các hộ nuôi đều cùng chung cảnh lao đao vì thất thu.

Chi cục Thủy sản Hậu Giang vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh và huyện Vị Thủy tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu nguyên nhân cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh thuộc địa bàn xã Vị Thủy; đồng thời tiến hành đo chỉ tiêu DO (oxy hòa tan) tại hiện trường và thu mẫu để phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước.