Chuẩn bị trồng nhiều giống mía mới cho năng suất và chữ đường cao
Tuy nhiên, để có được năng suất và chất lượng cao, cần phải có các giống mía chất lượng cao cung cấp cho người trồng mía.
Năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng (tập đoàn Thành Thành Công) đã trình và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý cho nhập chính thức một số giống mía từ các nước về Tây Ninh để bảo quản và nhân giống.
Đầu năm 2015, Trung tâm tiếp tục nhập thêm một số loại giống mới về để nghiên cứu.
Hiện tại, Trung tâm có được 43 giống mía các loại, trong đó có 13 giống phát triển khá tốt với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Tây Ninh.
Hiện 13 giống mía này đang được Trung tâm trồng ngoài nhà kính.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, các giống mía mới này có tốc độ phát triển nhanh hơn, đẻ nhánh, nở bụi nhiều hơn, đường kính thân mía to hơn.
Đồng thời trữ lượng đường cũng đạt cao hơn rất nhiều so với các giống mía cũ cùng lứa mà nông dân đang trồng.
Bên cạnh đó, các giống mía mới có khả năng kháng sâu bệnh cao.
Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho biết thêm, Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng Thành Thành Công đã có kế hoạch nhân nhanh các giống mía mới này bằng cách nuôi cấy mô, từ đó cho ra một số lượng lớn cây giống sạch bệnh.
Trung tâm dự kiến sẽ tiến hành trồng đại trà vào cuối tháng 11 năm 2015 trên diện tích đất trồng mía của Công ty mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, và sẽ cung cấp mía giống mới cho bà con nông dân trên đất Tây Ninh trong những vụ tới.
Có thể bạn quan tâm

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị thiệt hại do dịch bệnh, do nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi trong mùa mưa liên tục bị thiếu hụt. Để cải thiện tình hình này, nhiều hộ nông dân trong huyện áp dụng phương pháp ương nuôi tôm trong nhà vèo và thu được kết quả khả quan.

Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.