Chuẩn Bị Đất Trồng Lúa Đông Xuân
Tùy theo điều kiện chủ động rút nước hay chờ nước rút, bà con nông dân ĐBSCL thường xuống giống vụ đông xuân trong tháng 11 và 12.
Đây là vụ lúa chính cho năng suất, sản lượng và chất lượng lúa tốt nhất trong năm. Để có được ruộng lúa khỏe đầu vụ, bà con cần lưu ý các điểm sau: Cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng thật tốt bằng cách dọn sạch cỏ bờ, bụi rậm nhằm triệt nơi trú ẩn của các loài dịch hại. Dưới ruộng nếu có nhiều rong, cỏ, lúa chết thì cần tiến hành trục nhấn ngay, để có thời gian phân hủy các chất hữu cơ từ rơm rạ giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ.
Chuẩn bị giống: Cần chọn các giống thích ứng với tình hình xâm nhập mặn, hạn hán và dịch rầy nâu, đạo ôn, vàng lùn - lùn xoắn lá và đặc biệt là giống lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.Các giống chủ lực là: OM 6976, 6161, 5451, 2517, 4218, 5472, 4900; OMCS2000.... Ngoài ra, năm 2013, Bộ NNPTNT đã công nhận thêm một số giống OM như: 8959, 6961, 6932, 6893, 6904, 11735.
Làm đất, bón phân: Đất sẽ rất tốt nếu được xới hay trục nhấn trước khi lũ về. Sau gần 2 tháng ngập nước, lũ sẽ đem một lượng phù sa rất lớn cho đồng ruộng. Rơm rạ, cỏ dại được phân hủy sẽ làm tăng lượng dinh dưỡng cho đất. Trước khi xuống giống, mặt ruộng cần được trang bằng, xới đất thật kỹ sẽ giúp cho cây lúa nhanh bắt rễ và phát triển tốt. Mặt ruộng phải được san bằng phẳng, đánh rãnh thoát nước và dọn sạch cỏ trước khi sạ, cấy.
Chuẩn bị phân bón: Lượng phân bón khuyến cáo tham khảo theo từng vùng canh tác: Đất phù sa 90 - 100kg N + 40 - 50kg P2O5 + 30 - 50kg K2O/ha. Đất phèn nhẹ 80 - 100kg N + 40 - 60kg P2O5 + 30 - 50kg K2O/ha. Tương đương với 173 - 217kg urea + 240 - 360kg super lân + 50 - 80kg KCl/ha. Chú ý tăng cường bón phân hữu cơ nhằm cải tạo đất.
Bón lót: Khi làm đất lần cuối, vùng đất phèn nên dùng loại phân lân nung chảy Văn Điển (16% P2O5) từ 200 - 500kg/ha để giúp đất hạ phèn ngay từ đầu khi sạ, lúa sẽ phát triển tốt hơn. Có thể kết hợp bón chế phẩm Trichoderma giúp phân hủy rơm rạ, cỏ dại tăng nguồn dinh dưỡng cho cây lúa.
Có thể bạn quan tâm
Có tới 5 ngân hàng lớn cam kết dành 14.000 tỷ đồng thực hiện chương trình cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67 về thủy sản. Nhưng trên thực tế, do thủ tục cho vay bị “siết” khá chặt nên ngư dân “oải”...
Sau cá ngừ, tôm, xoài, rau củ..., sắp có thêm một sản phẩm nông nghiệp (nói đúng hơn là phụ phẩm) của Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Nhật Bản, đó là rơm. Điều này mở ra cơ hội lớn giúp nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập.
Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...
Sở NNPTNT Hà Nội đã ký kết hợp tác với các tỉnh, thành về cung ứng nông sản thực phẩm cho Thủ đô, nhưng thực tế tình trạng rau, thịt mất an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn được đưa về tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô…
Để nâng cao năng suất, chất lượng cũng như giá trị của cây cà phê, các hộ dân ở Ea Kiết (huyện Cư M’Gar, Đăk Lăk) đã thành lập hợp tác xã (HTX), từng bước tạo thương hiệu của mình.