Phú Yên Kêu Gọi Đầu Tư Du Lịch, Chế Biến Thủy Sản

Trong giai đoạn 2004-2014, có 23 dự án của doanh nghiệp TP.HCM đầu tư vào tỉnh Phú Yên với tổng vốn đăng ký gần 34.000 tỉ đồng.
Chiều 4-8, tại hội nghị tổng kết 10 năm hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và tỉnh Phú Yên và ký kết hợp tác giữa hai địa phương giai đoạn 2014-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải khẳng định mục đích duy nhất của sự hợp tác giữa hai địa phương là nhằm chăm lo đời sống đồng bào tốt hơn, nhất là đồng bào chính sách, người nghèo, vùng dân tộc thiểu số.
Ông Hải đánh giá cao các doanh nghiệp của TP.HCM, dù trong giai đoạn rất khó khăn do kinh tế suy thoái vẫn có nhiều nỗ lực để phát triển, hợp tác hiệu quả với tỉnh Phú Yên. Tuy vậy, theo ông Hải, so với thế mạnh, tiềm năng thì kết quả hợp tác vẫn chưa tương xứng.
“Trong đoàn công tác của TP.HCM đến Phú Yên hôm nay có chín sở, ngành và 14 doanh nghiệp hàng đầu, tôi mong muốn kết quả hợp tác sắp tới của hai địa phương sẽ toàn diện hơn, hiệu quả hơn” - ông Hải nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đào Tấn Lộc - bí thư Tỉnh ủy Phú Yên - bày tỏ mong muốn TP.HCM tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của TP cũng như các doanh nghiệp nước ngoài ở TP đầu tư vào Phú Yên ở các lĩnh vực chế biến thủy sản, chế biến gỗ, dệt may; các doanh nghiệp du lịch hợp tác, đưa khách đến Phú Yên nhiều hơn, nhất là đầu tư vào những dự án du lịch của tỉnh như danh thắng quốc gia Gành Đá Dĩa, khu du lịch vịnh Xuân Đài...
Ông Lộc cũng kêu gọi các doanh nghiệp của TP.HCM mở rộng chuỗi bán lẻ đến thị trường Phú Yên, hoan nghênh việc lãnh đạo Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cam kết ngoài mở rộng, nâng cấp Co.op Mart Tuy Hòa còn mở thêm hệ thống Co.op Mart ở huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu. Tỉnh Phú Yên kêu gọi các doanh nghiệp của TP.HCM đầu tư 10 dự án lớn của tỉnh, có suất đầu tư từ 10 triệu USD đến 1,8 tỉ USD.
Được biết trong giai đoạn 2004-2014, có 23 dự án của doanh nghiệp TP.HCM đầu tư vào tỉnh Phú Yên với tổng vốn đăng ký gần 34.000 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.

Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.