Chuẩn Bị Đất Trồng Lúa Đông Xuân
Tùy theo điều kiện chủ động rút nước hay chờ nước rút, bà con nông dân ĐBSCL thường xuống giống vụ đông xuân trong tháng 11 và 12.
Đây là vụ lúa chính cho năng suất, sản lượng và chất lượng lúa tốt nhất trong năm. Để có được ruộng lúa khỏe đầu vụ, bà con cần lưu ý các điểm sau: Cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng thật tốt bằng cách dọn sạch cỏ bờ, bụi rậm nhằm triệt nơi trú ẩn của các loài dịch hại. Dưới ruộng nếu có nhiều rong, cỏ, lúa chết thì cần tiến hành trục nhấn ngay, để có thời gian phân hủy các chất hữu cơ từ rơm rạ giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ.
Chuẩn bị giống: Cần chọn các giống thích ứng với tình hình xâm nhập mặn, hạn hán và dịch rầy nâu, đạo ôn, vàng lùn - lùn xoắn lá và đặc biệt là giống lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.Các giống chủ lực là: OM 6976, 6161, 5451, 2517, 4218, 5472, 4900; OMCS2000.... Ngoài ra, năm 2013, Bộ NNPTNT đã công nhận thêm một số giống OM như: 8959, 6961, 6932, 6893, 6904, 11735.
Làm đất, bón phân: Đất sẽ rất tốt nếu được xới hay trục nhấn trước khi lũ về. Sau gần 2 tháng ngập nước, lũ sẽ đem một lượng phù sa rất lớn cho đồng ruộng. Rơm rạ, cỏ dại được phân hủy sẽ làm tăng lượng dinh dưỡng cho đất. Trước khi xuống giống, mặt ruộng cần được trang bằng, xới đất thật kỹ sẽ giúp cho cây lúa nhanh bắt rễ và phát triển tốt. Mặt ruộng phải được san bằng phẳng, đánh rãnh thoát nước và dọn sạch cỏ trước khi sạ, cấy.
Chuẩn bị phân bón: Lượng phân bón khuyến cáo tham khảo theo từng vùng canh tác: Đất phù sa 90 - 100kg N + 40 - 50kg P2O5 + 30 - 50kg K2O/ha. Đất phèn nhẹ 80 - 100kg N + 40 - 60kg P2O5 + 30 - 50kg K2O/ha. Tương đương với 173 - 217kg urea + 240 - 360kg super lân + 50 - 80kg KCl/ha. Chú ý tăng cường bón phân hữu cơ nhằm cải tạo đất.
Bón lót: Khi làm đất lần cuối, vùng đất phèn nên dùng loại phân lân nung chảy Văn Điển (16% P2O5) từ 200 - 500kg/ha để giúp đất hạ phèn ngay từ đầu khi sạ, lúa sẽ phát triển tốt hơn. Có thể kết hợp bón chế phẩm Trichoderma giúp phân hủy rơm rạ, cỏ dại tăng nguồn dinh dưỡng cho cây lúa.
Related news
Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?
Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển. Nhiều vùng nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như vùng cá diêu hồng, cá bống bớp, cá lóc bông; nhiều trang trại NTTS được thành lập.
Ca cao đang đứng trước “thời cơ vàng” để phát triển, khi dự báo nhu cầu sử dụng hạt tại nhiều nước phục vụ chế biến vào năm 2020 lên khoảng 1 triệu tấn. Tuy nhiên, trồng như thế nào, diện tích bao nhiêu và tiêu thụ ở đâu,… là những vấn đề đặt ra.
Theo thông tin từ một số nhà vườn trồng thanh long tại các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom (Đồng Nai), giá thanh long ruột đỏ bán tại vườn hiện dao động ở mức 15-20 ngàn đồng/kg, tăng khoảng từ 7-10 ngàn đồng/kg; thanh long ruột trắng hiện có giá từ 7-10 ngàn đồng/kg, tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg so với thời điểm giữa tháng 6-2014.