Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà Vườn Bến Tre Chặt Bỏ Cây Cacao

Nhà Vườn Bến Tre Chặt Bỏ Cây Cacao
Ngày đăng: 05/08/2014

Nhiều nhà vườn tại Bến Tre hiện đang chặt bỏ cây cacao do năng suất thấp, không hiệu quả. Diện tích cây cacao ở địa phương này giảm một nửa so với trước đó.

Hiện diện tích cây cacao tại địa phương này chỉ còn hơn 5.200ha, giảm gần một nửa so với hơn 10.600ha trước đó.

Ông Nguyễn Văn Xem (xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành) cho biết đang chặt bỏ dần cacao trồng xen dừa do cây cacao cạnh tranh dinh dưỡng với cây dừa rất nhiều.

Theo ông Xem, mật độ trồng cacao dày (40 cây/1.000m2) nên cả hai cây đều không cho trái, nếu tăng lượng phân bón, không lãi so với giá thu mua. “Còn nếu chặt tỉa chỉ chừa một cây trong khoảng cách hai cây dừa, cacao cho trái nhưng không đủ cho... sóc ăn!” - ông Xem nói.

Dự án trồng 10.000ha cây cacao ở Bến Tre với mục đích tăng thu nhập cho nhà vườn trồng dừa. Tuy nhiên, sau khi đạt diện tích hơn 10.600ha vào năm 2012, cây cacao bắt đầu bị nhiều nhà vườn chặt bỏ. Nguyên nhân chính là cây cacao nay không mang lại hiệu quả, thậm chí cây không trái, giá mua tụt giảm.

Theo nhiều nhà vườn, giá thu mua cacao từ cuối năm 2012 và năm 2013 giảm mạnh, dưới 4.000 đồng/kg trái và dưới 30.000 đồng/kg hạt, thấp hơn nhiều so với giá bưởi da xanh (50.000 đồng/kg), giá trái chanh mùa nắng (30.000 đồng/kg), chuối 3.000 đồng/kg... Do đó nông dân chặt cacao để chuyển sang trồng những loại cây cho thu nhập cao hơn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Khổng - trưởng Ban điều hành dự án cacao tỉnh Bến Tre - cho rằng do việc chuyển giao kỹ thuật chưa tới, cây cacao chưa được chăm sóc đúng mức nên cây không trái, nhiều nhà vườn ở Bến Tre đã chặt cây cacao để chuyển sang cây trồng khác.

Tuy nhiên, ông Khổng cho biết Bến Tre đã có nhà máy chế biến cacao trong Khu công nghiệp Giao Long, công suất giai đoạn đầu 1.000 tấn/năm và sẽ nâng lên 2.000 tấn/năm. Nhu cầu thu mua nguyên liệu rất lớn.

“Hiện cây cacao nhất thời chưa cạnh tranh lại với một số cây trồng khác nhưng về lâu dài là cây thực phẩm chất lượng. Nên bà con nông dân cần được định hướng, giữ ổn định diện tích cacao trong thời gian tới” - ông Khổng khuyến cáo.


Có thể bạn quan tâm

Hợp Tác Xã Chè Lương Sơn Phát Huy Sức Mạnh Tập Thể, Đẩy Mạnh Sản Xuất Kinh Doanh Hợp Tác Xã Chè Lương Sơn Phát Huy Sức Mạnh Tập Thể, Đẩy Mạnh Sản Xuất Kinh Doanh

Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.

03/12/2014
Nông Dân Thị Xã Ngã Năm Bước Vào Mùa Năn Nông Dân Thị Xã Ngã Năm Bước Vào Mùa Năn

Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.

11/07/2014
Rà Soát, Thống Kê Diện Tích Bưởi Các Loại Trên Địa Bàn Toàn Tỉnh Rà Soát, Thống Kê Diện Tích Bưởi Các Loại Trên Địa Bàn Toàn Tỉnh

Thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015, đến nay diện tích bưởi Diễn toàn tỉnh đạt 741,7ha, bưởi Đoan Hùng đạt 1.015ha, sản lượng năm 2014 của các giống bưởi trên đạt gần 12 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 170 tỷ đồng. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

03/12/2014
Nông Dân Làm Khuyến Nông Nông Dân Làm Khuyến Nông

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

03/12/2014
Mùa Măng Núi Cấm Mùa Măng Núi Cấm

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.

11/07/2014