Chưa thể bỏ điều kiện xuất khẩu gạo
Nhiều chuyên gia kiến nghị cần bãi bỏ quy định về xuất khẩu gạo. Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho biết, chưa thể bãi bỏ quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện cả nước có 135 thương nhân đang được phép kinh doanh XK gạo. Trong khi thời kỳ nhiều nhất cả nước có tới 300-400 DN kinh doanh XK gạo nhưng không hiệu quả. Khối lượng gạo XK cũng chỉ khoảng 5-7 triệu tấn nhưng giá gạo XK liên tục giảm. “Lúc đó nảy sinh rất nhiều bất cập, đó là tình trạng tranh mua, tranh bán.
Nhiều DN không gắn vùng nguyên liệu, dẫn đến gạo XK 5-7 triệu tấn nhưng giữ giá thấp, hiệu quả XK gạo chung là không có. Vì vậy, Chính phủ mới có Nghị định 109, đưa ra những điều kiện về kho bãi, năng lực xay xát, XK để giảm số lượng DN XK gạo xuống”-Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết.
Ông Tuấn Anh cũng khẳng định: Điều kiện kinh doanh XK gạo không “siết” hay gây khó DN mà là đảm bảo quy mô XK, đảm bảo lợi ích nông dân.
Hơn 100 DN đủ điều kiện kinh doanh XK gạo hiện nay đã được sàng lọc giữa địa phương và ổn định thời gian qua. “Mở rộng quy mô DN XK gạo không phải là giải pháp gỡ khó cho XK gạo của ta lúc này. Vấn đề là cần tổ chức XK gạo như thế nào cho tốt. Chúng ta cần DN XK gạo tốt chứ không cần nhiều DN XK gạo”-Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, nguyên nhân XK gạo khó khăn là do nguồn cung trên thế giới tăng lên nhanh, các nước tham gia XK cũng nhiều hơn và nguồn gạo dự trữ XK tăng dẫn tới sự cạnh tranh mạnh mẽ. Sự cạnh tranh này không chỉ ở các thị trường thương mại như Trung Quốc, châu Phi, Trung Đông mà còn diễn ra ở các thị trường tập trung như Indonesia, Philippines.
Để tháo gỡ khó khăn về thị trường cho XK gạo, ông Tuấn Anh cho biết sẽ cùng Bộ NNPTNT, VFA và các đơn vị liên quan rà soát phân tích tình hình XK gạo tại các thị trường, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, điểm yếu, hạn chế để có những biện pháp đẩy mạnh XK gạo phù hợp nhằm phát triển thị trường XK gạo.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, toàn tỉnh Cà Mau có gần 20.000ha đất quy hoạch sản xuất lúa đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khiến vùng ven biển, ven sông đều nhiệm mặn.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho thấy xuất khẩu thủy sản trong quý I năm nay đạt khoảng 1,5 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm nay sẽ đạt 7 tỉ USD, trong đó xuất khẩu cá tra sẽ là 1,8 tỉ USD, bất chấp thị trường Mỹ đang gặp khó khăn vì nước này áp thuế chống bán phá giá ở mức cao gây bất lợi cho cá tra của Việt Nam.
Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là ba công cụ mà các nước nhập khẩu thời gian qua đã áp dụng vào hàng hóa thủy sản của Việt Nam.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi; bên cạnh đó, một số tuyến kênh nội đồng bị bồi lắng quá nhanh nên nguồn nước, chất lượng nước không được đảm bảo làm xảy ra dịch bệnh, dẫn đến tôm chết nhiều.
Năm 2013, được sự hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa được thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGAP tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc.