Thử Nghiệm Giống Bắp Lai Năng Suất Cao

Trung tâm Dịch vụ miền núi vừa phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Nha Hố tổ chức hội thảo đầu bờ trình diễn giống bắp lai VN8960 tại thôn 1 xã Hàm Cần (huyện Hàm Thuận Nam).
Sau một thời gian trồng thử nghiệm tại khu vực thôn 1, với giống bắp lai VN8960 trên vùng đất pha cát ven suối tại khu vực này cho năng suất cao, chất lượng hạt bắp to và đều, kháng sâu bệnh và có khả năng thích ứng rộng và chịu hạn tốt.
Thời gian sinh trưởng trong vụ hè thu là 97 ngày, cho năng suất đạt 71,4 tạ/ha, cao hơn giống bắp lai đối chứng CP333 là 9,9 tạ/ha. Vậy nên, thu nhập của bà con nông dân sẽ cao hơn so với giống bắp lai đã và đang canh tác.
Nhiều ý kiến của bà con nông dân sau khi thực địa tại cánh đồng bắp thử nghiệm đều cho rằng giống bắp VN8960 cho trái đều và ít sâu bệnh. Ông Tạ Hữu Phúc - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ miền núi, cho biết: Hội thảo nhằm cung cấp giống bắp lai VN8960 năng suất cao và hướng dẫn kỹ thuật trồng cho nông dân. Với kết quả này, hy vọng trong năm 2015 sẽ cung cấp giống bắp VN8960 cho bà con, để từng bước cải thiện đời sống kinh tế cho người dân vùng đồng bào nơi đây.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.

Liên bang Nga sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp cho Việt Nam vật liệu di truyền cá hồi có nguồn gốc Nga và đề xuất một số loại cá thích hợp để tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi của loài này tại Việt Nam.

Thời gian qua, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển khá nhanh. Chi cục Thú y tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tham quan các mô hình để giúp người dân chăn nuôi bò sữa nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận...

Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.