Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chưa thể bỏ điều kiện xuất khẩu gạo

Chưa thể bỏ điều kiện xuất khẩu gạo
Publish date: Friday. August 28th, 2015

Nhiều chuyên gia kiến nghị cần bãi bỏ quy định về xuất khẩu gạo. Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho biết, chưa thể bãi bỏ quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện cả nước có 135 thương nhân đang được phép kinh doanh XK gạo. Trong khi thời kỳ nhiều nhất cả nước có tới 300-400 DN kinh doanh XK gạo nhưng không hiệu quả. Khối lượng gạo XK cũng chỉ khoảng 5-7 triệu tấn nhưng giá gạo XK liên tục giảm. “Lúc đó nảy sinh rất nhiều bất cập, đó là tình trạng tranh mua, tranh bán.

Nhiều DN không gắn vùng nguyên liệu, dẫn đến gạo XK 5-7 triệu tấn nhưng giữ giá thấp, hiệu quả XK gạo chung là không có. Vì vậy, Chính phủ mới có Nghị định 109, đưa ra những điều kiện về kho bãi, năng lực xay xát, XK để giảm số lượng DN XK gạo xuống”-Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết. 

Ông Tuấn Anh cũng khẳng định: Điều kiện kinh doanh XK gạo không “siết” hay gây khó DN mà là đảm bảo quy mô XK, đảm bảo lợi ích nông dân.

Hơn 100 DN đủ điều kiện kinh doanh XK gạo hiện nay đã được sàng lọc giữa địa phương và ổn định thời gian qua. “Mở rộng quy mô DN XK gạo không phải là giải pháp gỡ khó cho XK gạo của ta lúc này. Vấn đề là cần tổ chức XK gạo như thế nào cho tốt. Chúng ta cần DN XK gạo tốt chứ không cần nhiều DN XK gạo”-Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, nguyên nhân XK gạo khó khăn là do nguồn cung trên thế giới tăng lên nhanh, các nước tham gia XK cũng nhiều hơn và nguồn gạo dự trữ XK tăng dẫn tới sự cạnh tranh mạnh mẽ. Sự cạnh tranh này không chỉ ở các thị trường thương mại như Trung Quốc, châu Phi, Trung Đông mà còn diễn ra ở các thị trường tập trung như Indonesia, Philippines.

Để tháo gỡ khó khăn về thị trường cho XK gạo, ông Tuấn Anh cho biết sẽ cùng Bộ NNPTNT, VFA và các đơn vị liên quan rà soát phân tích tình hình XK gạo tại các thị trường, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, điểm yếu, hạn chế để có những biện pháp đẩy mạnh XK gạo phù hợp nhằm phát triển thị trường XK gạo.


Related news

Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

Friday. July 17th, 2015
Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh

Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.

Friday. July 17th, 2015
Mùa chem chép Mùa chem chép

Cư vào mùa này vào thời điểm thủy triều xuống ngư dân lại tìm đến nghề cào chem chép. Một ký chem chép sau khi cào xong, đóng bao bán cho các đầu nậu 1500 đồng/kg. Các đầu nậu cân lại cho các cơ sở nuôi tôm hùm, cá bóp vì chem chép sữa là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các hải đặc sản giá trị như tôm hùm, cá mú, cá bóp...

Friday. July 17th, 2015
Ngành Thuỷ sản nâng cao trách nhiệm xã hội Ngành Thuỷ sản nâng cao trách nhiệm xã hội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.

Friday. July 17th, 2015
Làm giàu từ nghề nuôi gà và nuôi heo gia công Làm giàu từ nghề nuôi gà và nuôi heo gia công

Ở tuổi 48, ông Nguyễn Tiến Nam, ngụ ấp B2, xã Phước Minh (Dương Minh Châu - Tây Ninh) đã là một chủ trang trại nuôi gà và heo với lợi nhuận là 850 triệu đồng/năm. Điều đáng nể hơn là ông Nam đã khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Friday. July 17th, 2015