Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện nay là thời điểm sâu bệnh gây hại trên cây điều phát triển mạnh. Các loại sâu hại phổ biến là: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Chỉ tính từ ngày 22 đến ngày 28-10, diện tích bị bọ xít muỗi gây hại trên cây điều trong tỉnh là 108 ha, trong đó mức độ nhẹ 98 ha, trung bình 10 ha (tăng 9 ha so với kỳ trước). Do vậy, nông dân cần chú ý bọ đục chồi trong thời gian tới.
Bọ đục chồi gây hại nhiều trong giai đoạn điều ra chồi non
Hiện nay cây điều đang trong giai đoạn phát triển thân, cành, lá chuẩn bị ra bông nên cần chú ý chế độ dinh dưỡng, bón phân hợp lý cho cây điều và chú ý các côn trùng gây hại như: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bọ đục nõn...
Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo nông dân cắt bỏ những cành bị sâu bệnh gây hại đem tiêu hủy, cắt tỉa những cành nằm trong tán không hiệu quả. Bón phân đợt 2 để cây đủ dinh dưỡng chuẩn bị ra chồi non. Kiểm tra, theo dõi bọ đục chồi để có hướng xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP ở khu vực ĐBSCL được nhiều nhà vườn áp dụng thành công với giá trị, sản lượng nâng lên đáng kể và đã tiêu thụ được ở nhiều thị trường trong, ngoài nước.

Vào một đêm ở Trường Sa, con tàu của thuyền trưởng Võ Lung (xã Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang bật đèn để cá quy tụ. Bạn chài đều ngủ. Ông thuyền trưởng thì ôm bánh lái, tai vểnh lên dò âm thanh lạo xạo từ chiếc máy Icom. “Chỉ cần nghe có cá thu, cá ngừ trên Icom... là mình truy cho tới cùng. Nếu đoán không được thì mua tin” – anh Lung cho biết.

Những năm qua, nhờ thực hiện chính sách chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa 1 vụ không ăn chắc sang phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với thả cá và đã giàu lên nhanh chóng. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thôn Thiện Dũ, xã Ninh Xá (Thuận Thành - Bắc Ninh).

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), các nhà khoa học thuộc Phòng Chọn tạo giống của Viện đã lai tạo thành công thêm một giống thanh long mới có giá trị kinh tế cao. Đó là giống thanh long ruột tím hồng có ký hiệu LĐ5.

Ở Đồng Tháp, thấy trồng nếp dễ bán nên nhiều nông dân ở các huyện: Thanh Bình, Tân Hồng, Tháp Mười đổ xô trồng nếp, dù không cần biết thị trường thế nào.