Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản

Sáng 23-1, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa đã phối hợp với UBND xã Bảo Cường tổ chức đánh giá kết quả thực hiện giống vịt bầu cổ xanh sinh sản.
Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên).
Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015). Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng.
Các hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ 80% giá con giống, 50% thức ăn (cám hỗn hợp) trong 30 ngày đầu và mua thuốc thú y theo quy trình kỹ thuật, được tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Sau hơn 6 tháng thực hiện, đàn vịt của các hộ bắt đầu đến tuổi sinh sản, đang trong giai đoạn đẻ bói nên mới có khoảng 30-40% số vịt trên tổng số vịt của các hộ đẻ trứng. Cá biệt có hộ cho ăn tốt, đảm bảo dinh dưỡng nên vịt đẻ đạt trung bình 60-70% tổng đàn như hộ bà Trần Thị Sợi, xã Bảo Cường; hộ ông Vũ Đức Thía, xã Kim Sơn. Căn cứ vào tình hình phát triển của đàn vịt nuôi hiện có, Trạm Khuyến nông huyện đã tính toán, dự kiến sau khi từ hết chi phí, mỗi con vịt sẽ cho thu lãi khoảng 500 nghìn đồng/năm.
Việc thực hiện mô nhằm từng bước hỗ trợ người dân địa phương khôi phục và phát triển những loại vật nuôi bản địa có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, giá trị kinh tế khá, mở rộng quy mô, tăng thu nhập; cung cấp cho người dân trong và ngoài huyện hàng vạn con giống vịt bầu cổ xanh, để phát triển nhân rộng mô hình, đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3-8, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo mỡ (heo từ 110 kg/con trở lên) được thương lái vào nhà dân lùng mua với giá 43 ngàn đồng/kg, tăng 2 ngàn đồng/kg so với ngày 2-8.

Đến nay, gia đình chị Phạm Thị Nở ở phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã thu hoạch xong 6.000 m2 lạc vụ đông xuân 2012 - 2013, sản lượng ước đạt hơn một tấn rưỡi. Đây là vụ lạc được mùa nhất từ trước đến nay, với năng suất bình quân khoảng 26 tạ/ha. Nếu giá sản phẩm ổn định như nhiều năm trước thì đây là vụ mùa thắng lợi.

Thất bại trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản ở Đà Lạt, bà Phạm Thị Thu Cúc đến buôn Đạ Nghịt (xã Lát, Lạc Dương) tìm đất trồng trọt để sinh sống. Bà Cúc kể lại vào năm 2006, bà lần dò đến đây với số tiền vay mượn ít ỏi, chỉ đủ sang nhượng 1.000m2 đất đang trồng các loại cây “hoa màu nước trời” để chuyển sang trồng hoa lily cao cấp. Nhưng đã nghèo lại gặp cảnh “gieo neo”, sau hơn 100 ngày chăm sóc lứa hoa lily đầu tiên, bà Cúc bị lỗ hơn 50 triệu đồng.

Người dân nuôi cá điêu hồng trong bè ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đang phấn khởi vì trong vòng 1 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá và đang đứng ở mức 41.000 - 45.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi có lãi từ 6.000 - 10.000 đồng/kg; trung bình mỗi bè cá có sản lượng từ 5 tấn, nông dân có thể thu lãi 50 triệu đồng.

Gần đây, chim yến đua nhau bay về Bạc Liêu cư ngụ. Nhiều người dân ở đây đã “thức thời” xây nhiều nhà cao tầng, dẫn dụ yến về làm tổ nhằm khai thác nguồn lợi từ loài chim này. Từ đó, kéo theo biết bao sự phiền toái, khổ sở cho những hộ dân ở gần khu vực nuôi yến.