Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sửa Tàu Vươn Khơi

Sửa Tàu Vươn Khơi
Ngày đăng: 24/01/2015

Sau một năm vươn khơi vật lộn với sóng dữ, đương đầu với thiên tai, hoạn nạn trên biển, nhiều tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn cũng mang đầy “thương tích”. Tranh thủ những ngày biển động bà con ngư dân lại hối hả đưa tàu lên bờ “làm nước” để chuẩn bị cho những chuyến ra khơi dịp cuối năm.

Có mặt tại cơ sở sửa chữa tàu thuyền đầu tiên trên đảo Lý Sơn mới thấy được không khí khẩn trương sửa tàu của bà con ngư dân đảo này. Mặc dù thời tiết trên đảo không mấy thuận lợi, nhưng ngư dân Trần Văn Lang ở xã An Vĩnh cùng các bạn thuyền vẫn miệt mài để sớm hoàn thiện đôi tàu của mình và cho hạ thủy. Anh Lang là thuyền trưởng đôi tàu QNg 96527 TS hành nghề lưới vây rút chì, đây cũng là lần đầu tiên đội tàu anh được thay “áo mới” trên quê hương mình. Anh Lang chia sẻ, trước đây khi chưa có cơ sở sửa chữa tàu thuyền trên đảo, đến mùa biển động không thể đánh bắt hải sản được nữa thì anh lại cùng 4-5 bạn thuyền đưa tàu vào đất liền để tu sửa lại nên rất tốn kém.
Trong lần “làm nước” tàu này, anh đã đầu tư khoảng 50 triệu đồng để sơn phết lại vỏ tàu và trám lại những vết nứt do sóng biển gây ra. Tu sửa tàu ở đảo Lý Sơn không những giúp anh Lang tiết kiệm được cả chục triệu đồng, mà còn giúp anh dễ dàng bảo quản được tài sản khi con tàu còn nằm trên đà. Ngoài việc sơn, kiểm tra lại máy móc, thiết bị, anh còn đầu tư thêm 100 triệu đồng để thuê thợ vá lại lưới và thay những tay lưới rách quá cỡ do quá trình hành nghề gặp phải.
Nằm cạnh đôi tàu cá anh Lang là tàu cá QNg 96374 TS của ngư dân Nguyễn Vỹ ở xã An Vĩnh. Sau một năm lênh đênh với sóng gió, tàu anh cũ đi nhiều, anh và các bạn thuyền đã quyết định trích 30 triệu đồng từ phiên biển vừa qua để đưa tàu lên đà sơn mới lại. Anh Vỹ chia sẻ, được “làm nước” tàu ngay quê hương mình là điều mà ngư dân chúng tôi mong đợi từ lâu, tuy nhiên cơ sở sửa chữa tàu trên đảo còn hạn chế về quy mô lẫn chất lượng, nên ngư dân chúng tôi mong sao một ngày không xa lĩnh vực hậu cần nghề cá trên đảo sẽ được đầu tư mạnh hơn.
Cơ sở sửa chữa tàu của ông Lê To là cơ sở đầu tiên trên đảo Lý Sơn nằm ngay Vũng neo trú tàu thuyền xã An Hải nên rất thuận lợi cho bà con ngư dân.  Cơ sở sửa chữa tàu ra đời, cũng tạo điều kiện công ăn việc làm cho nhiều người. Ngoài người địa phương thì nhiều người làm nghề mộc trong đất liền cũng được thuê ra đây phục vụ.
Anh Nguyễn Văn Thanh quê huyện Tư Nghĩa chia sẻ: “Sau khi được chủ cơ sở là ông Lê To đặt vấn đề ra đảo phục vụ anh liền chấp thuận ngay. Mỗi ngày lao động tại cơ sở này anh có thu nhập khoảng 500 ngàn đồng (cao hơn 150 ngàn đồng so với các cơ sở sửa chữa tàu trong đất liền), mỗi tháng lao động tại cơ sở này khoảng 15-20 ngày, anh Thanh cũng có một khoản thu nhập không nhỏ để gửi về gia đình.
Ông Lê To- Chủ cơ sở sửa chữa tàu Lý Sơn cho biết, hiện nay trên đà của cơ sở ông có đến 14 tàu cá của ngư dân địa phương đang được sửa chữa, và nhiều tàu cá khác đang neo đậu dưới biển chờ để được lên đà “làm nước”. Do cơ sở còn nhỏ nên không thể đáp ứng được một lúc nhiều tàu thuyền được, nên tàu nào lên trước sẽ được thợ và ngư dân khẩn trương sửa chữa để sớm hạ thủy thay cho các tàu cá khác lên đà để tiếp tục thay “áo mới”.
Mùa sửa tàu năm nay, nhiều bà con ngư dân đảo Lý Sơn không còn đưa tàu vào đất liền nữa. Tuy quy mô và chất lượng cơ sở vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngư dân, song phần nào đã chứng minh cơ sở sửa chữa này đã giúp ngư dân tiết kiệm được chi phí mỗi năm và lĩnh vực hậu cần nghề cá ở đây đã đã bước đầu khởi sắc khi huyện đảo chính thức có điện lưới quốc gia.


Có thể bạn quan tâm

Với giống mới 6 tấn/ha, nhà nông quay lại cây điều Với giống mới 6 tấn/ha, nhà nông quay lại cây điều

Mặc dù chỉ mới bước vào đầu mùa mưa, nhưng nhu cầu đăng ký mua giống cây điều của người dân đã lên đến 80 ngàn cây. Trong khi đó, nhu cầu giống cây cao su chỉ bằng 1/10 so với giống cây điều.

22/05/2015
Mô hình trồng khổ qua cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Bình Thành (An Giang) Mô hình trồng khổ qua cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Bình Thành (An Giang)

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Trong đó, mô hình trồng khổ qua tại xã Bình Thành là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp người nông dân ở đây phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

22/05/2015
Giá hạt điều tăng mạnh, nông dân thu lãi khá Giá hạt điều tăng mạnh, nông dân thu lãi khá

Ông Phan Sỹ Hùng, Phó Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát (Bình Định), cho biết: Từ đầu tháng 5 đến nay, giá hạt điều tại địa phương có chiều hướng tăng mạnh làm cho người trồng điều tại địa phương có nguồn thu nhập đáng kể.

22/05/2015
Dâu tây Đà Lạt bị bệnh gôm tấn công Dâu tây Đà Lạt bị bệnh gôm tấn công

Theo thông tin từ Hội Nông dân thành phố Đà Lạt, hiện hầu hết diện tích dâu tây của thành phố bị bệnh gôm, hay còn gọi là bệnh sương mai, bà con thường gọi là bệnh cao su, tấn công rất nghiêm trọng.

22/05/2015
Lượng giá mô hình trình diễn trồng dừa xiêm lùn tại Quận 12 (TP.HCM) Lượng giá mô hình trình diễn trồng dừa xiêm lùn tại Quận 12 (TP.HCM)

Dừa là loại cây trồng truyền thống, thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, là thức uống tự nhiên, mát, bổ dưỡng và có thể chế biến nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Dừa xiêm lùn thích hợp trên đất phù sa, đất bãi bồi ven sông Sài Gòn, hiện được xem là cây có tiềm năng hiệu quả kinh cao.

22/05/2015