Chủ động tiêu thụ vải thiều
Dự kiến vải sớm sẽ thu hoạch từ 15/5 đến 5/6, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Yên, Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang, thu hoạch vải chính vụ dự kiến từ ngày 1/6 đến 20/7.
Dự báo có khoảng 60% tổng sản lượng vải tươi sẽ tiêu thụ nội địa. Trong đó, tập trung nhiều tại khu vực phía Bắc và các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng… và các tỉnh phía Nam. Thị trường phía Nam được đánh giá sẽ là khu vực quan trọng, chiếm khoảng 43% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.
Về thị trường XK được dự báo vải thiều vẫn chủ yếu xuất sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... và các nước châu Âu. Bên cạnh đó, gần đây có tín hiệu tốt từ các thị trường Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trung Quốc vẫn chiếm khoảng 90% tổng sản lượng XK.
Để chủ động trong việc tiêu thụ vải thiều cho nông dân, Bộ Công thương sẽ phối hợp cùng đoàn công tác của UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với UBND các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, chính quyền một số địa phương phía Trung Quốc và các DN kinh doanh vải thiều của Việt Nam và Trung Quốc, dự kiến tổ chức tại tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn vào cuối tháng 5.
Cũng theo kế hoạch, Bộ Công thương sẽ cùng Bộ NN - PTNT và UBND các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ quả vải thiều năm 2015 tại khu vực phía Nam, dự kiến tổ chức tại TP.HCM vào đầu tháng 6 năm nay.
Để tiếp tục mở rộng thị trường XK cho các sản phẩm nông sản, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán một cách tích cực các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định TPP, FTA với EU…
Có thể bạn quan tâm
Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được triển khai với 2 hạng mục chính là xây nhà kính trồng rau và nuôi thử nghiệm một số giống gia súc, gia cầm.
Giá cà phê trong nước dịp gần đây lên xuống thất thường, khiến cả nông dân lẫn DN bối rối, không biết đường nào mà mua bán.
Trồng mè không tốn nhiều công chăm sóc như các loại rau màu khác, chi phí đầu tư cũng chỉ tương đương với trồng lúa nhưng lãi cao gấp 3- 4 lần.
Mô hình chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Thơi (ấp 5, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) là một trong những mô hình điển hình trong chăn nuôi khép kín hiệu quả tại địa phương. Nhờ mô hình nuôi heo này, không những giúp đời sống kinh tế của gia đình anh khá lên mà còn đưa ra được hướng chăn giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như hạn chế dịch bệnh.
Sáng 23-5, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả khảo nghiệm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Emina, Nemato-Padco, Chaeto-Padco phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu tại phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk).