Đầu Tư Hạ Tầng, Nâng Dần Chất Lượng Giống Thủy Sản

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất giống thủy sản, TP Cần Thơ đang thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng như khu sản xuất giống thủy sản tập trung, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các khu vực nuôi cá tra. Đặc biệt, thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Giống thủy sản cấp I Cần Thơ tại huyện Vĩnh Thạnh để đưa vào hoạt động trong năm 2015.
Ngành nông nghiệp thành phố cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản trong và ngoài địa bàn. Đồng thời tăng cường công tác giám sát chất lượng con giống theo quy định.
Toàn TP Cần Thơ hiện có 105 cơ sở và 513 hộ dân chuyên sản xuất và cung ứng giống thủy sản với diện tích khoảng 966ha, gồm: giống cá tra, tôm sú, tôm càng xanh, các loại giống cá khác.
Diện tích ương cá tra giống năm 2014 đạt 659ha, bằng 69% so với năm 2013 với sản lượng cá tra giống cung ứng ra thị trường đạt 420 triệu giống, đủ cung cấp nhu cầu giống cho người nuôi cá tra trong thành phố và các tỉnh lân cận. Sản lượng tôm càng xanh giống xấp xỉ 15 triệu con, sản lượng tôm sú giống 100 triệu con, tôm thẻ 600 triệu con, các loại giống cá khác khoảng 120 triệu con.
Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân, cơ sở ương giống, trại sản xuất kinh doanh giống thủy sản chưa áp dụng quy phạm thực hành sản xuất tốt cùng các tiêu chuẩn chất lượng SQF, GlobalGAP hay VietGAP… nên chất lượng giống chưa ổn định.
Mặt khác, do tính mùa vụ trong nuôi thủy sản nên sản lượng giống khi thiếu, khi thừa, dẫn đến phong trào nuôi chưa ổn định. Đặc biệt là giống tôm càng xanh và cá tra luôn bất ổn về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng nhu cầu nuôi theo từng thời kỳ.
Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=55&id=157786
Có thể bạn quan tâm

Nói về mô hình nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nhận định: Các mô hình này rất có tiềm năng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã xây dựng NTM trong tương lai…

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá, đã ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là câu chuyện được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Thế nhưng sản xuất rau an toàn vẫn gặp khó...

Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.

Để đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) đã chủ trì thực hiện dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng ngoài trời do kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cán bộ quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản xã An Ninh Tây (Tuy An) làm chủ nhiệm.