Chủ động tiêu thụ vải thiều

Dự kiến vải sớm sẽ thu hoạch từ 15/5 đến 5/6, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Yên, Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang, thu hoạch vải chính vụ dự kiến từ ngày 1/6 đến 20/7.
Dự báo có khoảng 60% tổng sản lượng vải tươi sẽ tiêu thụ nội địa. Trong đó, tập trung nhiều tại khu vực phía Bắc và các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng… và các tỉnh phía Nam. Thị trường phía Nam được đánh giá sẽ là khu vực quan trọng, chiếm khoảng 43% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.
Về thị trường XK được dự báo vải thiều vẫn chủ yếu xuất sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... và các nước châu Âu. Bên cạnh đó, gần đây có tín hiệu tốt từ các thị trường Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trung Quốc vẫn chiếm khoảng 90% tổng sản lượng XK.
Để chủ động trong việc tiêu thụ vải thiều cho nông dân, Bộ Công thương sẽ phối hợp cùng đoàn công tác của UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với UBND các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, chính quyền một số địa phương phía Trung Quốc và các DN kinh doanh vải thiều của Việt Nam và Trung Quốc, dự kiến tổ chức tại tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn vào cuối tháng 5.
Cũng theo kế hoạch, Bộ Công thương sẽ cùng Bộ NN - PTNT và UBND các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ quả vải thiều năm 2015 tại khu vực phía Nam, dự kiến tổ chức tại TP.HCM vào đầu tháng 6 năm nay.
Để tiếp tục mở rộng thị trường XK cho các sản phẩm nông sản, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán một cách tích cực các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định TPP, FTA với EU…
Related news

Có thể nói tình hình nuôi trồng thủy sản năm nay ổn định và không phát sinh dịch bệnh, tuy nhiên sản lượng giảm so với năm 2013 vì phần lớn bà con thả giống chậm so với lịch thời vụ, thời tiết xấu, cùng với chất lượng giống không đảm bảo nên tỷ lệ hao hụt cao.

Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển, đặc biệt là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định đối với các cơ sở nuôi trồng, khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, kinh doanh thủy sản.

Khoai mì tuột giá, nông dân lại lo lắng. Vụ mì năm trước có giá khá cao nên nhiều người không ngần ngại tăng vốn đầu tư, thuê thêm đất để trồng mì. Nhưng hiện tại, người trồng mì đang “mất ăn mất ngủ” vì giá mì xuống thấp, nguy cơ lỗ vốn đã hiện ra trước mắt.

Những ngày gần đây giá tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại. Tại Bạc Liêu, giá thu mua tôm chân trắng loại 60 con/kg giá 116 nghìn đồng/kg, tôm loại 70 con/kg giá 112.000 đồng/kg, tôm loại 90 con/kg giá 100 nghìn đồng/kg..., bình quân tăng 10-20 nghìn đồng/kg so thời điểm đầu tháng 6/2014.

Tại các xã vùng biển của huyện Nga Sơn, hiện tượng nước mặn xâm nhập thường xuyên diễn ra nên một số diện tích cói ở các xã: Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến trong đê Ngự Hàm 3 và ở triền sông Lèn; đất ngoài đê xã Nga Điền ảnh hưởng của đắp đập tạm sông Càn nên thiếu nước tưới, khó khăn cho sản xuất, năng suất không cao, diện tích đất bị hoang hóa có nguy cơ mở rộng...