Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng Bệnh Cho Thanh Long

Chủ Động Phòng Bệnh Cho Thanh Long
Ngày đăng: 19/11/2013

Trong khi thanh long trái vụ đang được nông dân bán với giá từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg, thì tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), một số người dân chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh đốm trắng đang gia tăng trên hầu hết diện tích thanh long của họ...

Thiệt hại về kinh tế

Thời gian gần đây, do xuất hiện mưa liên tục, nên nhiều diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh nói chung, Hàm Thuận Bắc nói riêng đã gia tăng bệnh đốm trắng. Đây cũng là thời điểm nông dân đang chong đèn trái vụ, nên gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế gia đình. Có mặt tại xã Hàm Liêm, chúng tôi đã nghe và cảm nhận được những tiếng thở dài của không ít bà con trồng thanh long mắc bệnh đốm trắng. Hộ ông Lê Văn Mười (thôn 5, xã Hàm Liêm) là một trong những hộ gia đình bị thiệt hại nặng nhất trong xã.

Dẫn chúng tôi đi hết khu vườn, với 3.000 trụ thanh long của gia đình, ông Mười vừa lắc đầu, vừa chỉ vào trụ thanh long đã có dấu hiệu vàng, thối cành, với chi chít những lỗ thủng, ông nói: “Toàn bộ diện tích này đều bị đốm trắng, kể cả thanh long vừa mới bám trụ. Đợt thu hoạch lứa mới rồi được 10 tấn, nhưng tôi phải bán với giá 5.000 đồng/kg, do trái thanh long bị nấm. Nếu so với giá bán của những hộ khác, thì thiệt hại trên 50 triệu đồng”. Ông Mười cho biết: Để đối phó với dịch bệnh trên cây trồng, tôi đã chặt bỏ cành, vặt trái và phun xịt đủ loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn “lực bất tòng tâm”.

Cùng chung tình trạng, gia đình ông Ngô Văn Hoàn (thôn 2, xã Hàm Liêm) cũng có 2.500 trụ thanh long, nhưng đã bị nhiễm bệnh đốm trắng từ 70 - 80% diện tích. Hiện tại, ông Hoàn vẫn xuất bán với giá thị trường, nhưng tỷ lệ trái bị loại là 50%. Số thanh long bị loại được các thương lái mua 5.000 đồng/kg (hàng cồ) và 2.000 đồng/kg (hàng nhỏ).

Thực hiện các biện pháp canh tác

Theo ông Trần Minh Tiến - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận, đến thời điểm này toàn tỉnh có khoảng 3.600 ha thanh long bị nhiễm bệnh đốm trắng, tập trung tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình và La Gi, hiện nay chưa có thuốc diệt trừ bệnh hiệu quả.

Chính vì vậy, biện pháp phòng ngừa không cho bệnh phát sinh là tốt nhất, bằng cách để phòng bệnh đốm trắng cần sử dụng các biện pháp canh tác. Cụ thể, bón phân NPK cân đối, không lạm dụng phân đạm, chất kích thích sinh trưởng. Không tưới nước vào buổi chiều tối, vì lúc này nước trên cành quả không kịp tan, cộng với sương đêm sẽ làm độ ẩm tăng, nguy cơ nấm ký sinh gây hại càng lớn. Mặt khác, khi thấy vết bệnh trên cành, quả, cần cắt bỏ ngay và tập trung vào một chỗ, sau đó rải vôi để tiêu hủy. Không được ném cành, quả bị bệnh xuống mương nước vì nguy cơ nấm lây lan rất nhanh.

“Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cũng cảnh báo bà con, hiện tại có một số doanh nghiệp lợi dụng trong tình hình dịch bệnh đốm trắng trên thanh long, nên đã đưa ra các sản phẩm ghi nhãn mác phòng chống bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, thực chất không phải như vậy”.


Có thể bạn quan tâm

Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

02/08/2013
Phổ Biến Kinh Nghiệm Mô Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn Phổ Biến Kinh Nghiệm Mô Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn

Sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, tiêu thụ nông sản tại Thái Lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp đã tổ chức phổ biến kinh nghiệm mô hình sản xuất và tiêu thụ nhãn của Thái Lan cho 50 nông dân trồng nhãn ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung.

30/08/2012
Phát Triển Mô Hình Nuôi Cua Trên Đất Tôm Phát Triển Mô Hình Nuôi Cua Trên Đất Tôm

Trước tình hình tôm chết trên diện rộng và chưa có giải pháp khắc phục như hiện nay, nông dân ở nhiều nơi đã bắt đầu phát triển mô hình nuôi cua trên đất tôm để thay dần cho con tôm sú.

09/09/2012
Thêm Nhiều Dự Án Phát Triển Thủy Sản Thêm Nhiều Dự Án Phát Triển Thủy Sản

Với mục tiêu thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, nhân rộng giống cá đặc sản trên địa bàn, gần đây tỉnh ta đã đầu tư nhiều chương trình dự án nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân..

17/06/2013
Tuyển Chọn Giống Cá Thát Lát Còm Bố Mẹ Bằng Nguồn Tự Nhiên Nhiều Nơi Khác Nhau Tuyển Chọn Giống Cá Thát Lát Còm Bố Mẹ Bằng Nguồn Tự Nhiên Nhiều Nơi Khác Nhau

Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt đề tài “Tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên nhiều nơi khác nhau” do ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang làm chủ nhiệm.

16/04/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.