Vỗ béo bò Úc thiếu bền vững
BIDV cam kết dành 1 tỷ USD cho chăn nuôi
Các đại biểu tham gia thảo luận tại buổi tọa đàm
Ngày 9/11, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm “Phát triển ngành công nghiệp bò và sữa hiện đại, hội nhập và bền vững tại Việt Nam” do Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TNHH MTV ANZ (Việt Nam) và Tổ chức Thịt & gia súc Úc (MLA) đồng tổ chức.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức cho biết, đến thời điểm này HAGL đã bỏ hơn 140 triệu USD để NK trên 120.000 con bò, trong đó 10.000 bò sữa từ Úc và New Zealand về vỗ béo lấy thịt và lấy sữa.
Ông Đức thừa nhận cách thức mà HAGL đang làm khá đơn giản khi NK bò sống có trọng lượng khoảng trên dưới 200kg từ Úc về sau đó tận dụng lợi thế về đất đai, thức ăn vỗ béo đạt trọng lượng từ 500 - 600 kg/con rồi xuất bán nguyên con cho các lò mổ.
"Việc NK bò sống nguyên con từ Úc về rồi vỗ béo đem bán như HAGL và các DN khác đang làm chỉ là “hớt ngọn” và thiếu bền vững.
Do đó, đề nghị Chính phủ Úc, đặc biệt là ANZ, một trong những ngân hàng lớn trên thế giới thực sự muốn giúp nền chăn nuôi Việt Nam cần phải có những chính sách hỗ trợ thiết thực và dài hơi", ông Đức nói.
Ông Đức đề nghị ANZ hỗ trợ cho ngành chăn nuôi Việt Nam về công nghệ, nhân lực, thú y, giết mổ, đặc biệt là nuôi bò sinh sản, bởi đây mới là xu hướng phát triển bền vững.
Do nuôi bò sinh sản đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn nên ANZ cần có chính sách hỗ trợ lớn hơn nếu không Việt Nam mãi mãi chỉ nhập siêu thịt bò từ Úc.
Với diện tích đất tại Việt Nam, Lào và Campuchia, HAGL xác định trong tương lai có thể nuôi đàn bò lên tới 1 triệu con, trong đó chiếm 70 - 80% là bò sinh sản.
Theo các DN việc NK bò Úc về vỗ béo bán là không bền vững
Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà cho biết, trong chuyến thăm Úc và New Zealand của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 3/2015 vừa qua, đã có nội dung hợp tác quan trọng giữa hai bên là việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là chăn nuôi tại Việt Nam.
Đây chính là tiền đề để BIDV, ANZ cùng các DN, hiệp hội chăn nuôi lớn của Úc tổ chức buổi tọa đàm này.
Khác với Agribank đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trên diện rộng, ông Trần Bắc Hà cho biết BIDV chọn đầu tư vào nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
Với thực trạng nền kinh tế Việt Nam đang tham gia vào một loạt hiệp định thương mại tự do, trong khi nền chăn nuôi trong nước vẫn còn xuất phát điểm thấp hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, trong khi nhu cầu thịt của Việt Nam ngày một gia tăng, song sản lượng tổng đàn chăn nuôi lại giảm trong mấy năm gần đây cho thấy tiềm năng của ngành chăn nuôi, đặc biệt là bò và sữa của Việt Nam còn rất lớn.
Chính vì vậy, ông Trần Bắc Hà cam kết BIDV sẽ dành các gói tín dụng trị giá 1 tỷ USD ưu đãi trong giai đoạn 2016 - 2020 cho các DN tham gia ngành công nghiệp chăn nuôi bò và sữa.
Đồng thời, BIDV cũng sẵn sàng phối hợp với ngành chăn nuôi tiếp tục nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng hơn để đánh giá triển vọng, cơ hội, thách thức khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực đối với ngành nông nghiệp.
Bên cạnh đó, BIDV cũng sẽ tăng cường các hoạt động hỗ trợ xây dựng chính sách cho địa phương cũng như tư vấn định hướng DN đầu tư vào ngành chăn nuôi bò đầy tiềm năng.
Nhận định về triển vọng hợp tác trong lĩnh vực bò và sữa giữa ANZ với Chính phủ Úc và Chính phủ Việt Nam, Tổng Giám đốc ANZ Việt Nam, ngài Dennis Hussey dùng câu khẩu hiệu “Hội nhập, hiện đại và bền vững” để ví von.
Theo góc nhìn của ngài Dennis Hussey thì người tiêu dùng Việt Nam thuộc diện những khách hàng phức tạp nhất khu vực.
Do đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, chính người tiêu dùng Việt Nam được hưởng lợi trực tiếp và lớn nhất.
Điều này hứa hẹn tạo thêm nhiều việc làm tại khu vực nông thôn, cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng.
Hơn nữa, đây có thể là tiền đề và nền móng đưa Việt Nam trở thành một nước XK thịt và sữa trong khu vực.
Ngài Dennis Hussey cho biết ANZ rất vui mừng được cùng với các đối tác là BIDV, MLA cũng như các chuyên gia hàng đầu về ngành bò sữa Úc đóng vai trò đi đầu trong việc hình thành sáng kiến quan trọng này.
ANZ cam kết sẽ ngày càng quan tâm hơn nữa tới các DN trong việc phát triển ngành chăn nuôi bò và sữa tại Việt Nam.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi tọa đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, những năm gần đây kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Úc tăng mạnh và hai nước đã trở thành những đối tác kinh tế lớn của nhau.
Chính phủ Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp, việc BIDV, ANZ và các đối tác từ phía Úc tổ chức tọa đàm nhằm tìm cơ hội hợp tác đầu tư cho ngành bò và sữa Việt Nam là một tín hiệu rất tích cực.
Đặc biệt, với một đất nước trên 90 triệu dân như Việt Nam thì tiềm năng trong chăn nuôi, đặc biệt là thịt bò và sữa đang còn rất lớn khi khả năng SX trong nước còn hạn chế.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, hiện nay cây cam đường canh đang giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Na Rì (Bắc Kạn) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: Cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/ cây.
Trồng ớt xuất khẩu đang là mô hình thành công ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An). Đây là mô hình hợp tác “ba nhà” tạo bước đột phá nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho nông dân.
“Cơn sốt” ươi đi qua, giờ đến mùa trái xay vào vụ sai quả. Để loại cây quý hiếm này không bị xâm hại, những ngày này cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà đang ngày đêm bám trụ tại những điểm “nóng”, kịp thời ngăn chặn nhiều đối tượng khai thác xay trái phép.
Giá đường tại kho các nhà máy sản xuất đã xuống tới mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi lượng đường tồn kho tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.