Chăn nuôi bền vững

Bà Võ Thị Nương, ấp An Thiện, xã An Cư (huyện Cái Bè) chia sẻ, công trình khí sinh học của dự án đầu tư quá hiệu quả.
Từ ngày đưa vào sử dụng thì mùi hôi thối không còn nữa, khí đốt được dùng thoải mái.
Trước đây nước thải chăn nuôi xả trực tiếp ra mương ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư.
Khi dự án hỗ trợ 3 triệu đồng và vay thêm ngân hàng, bà đã xây dựng công trình khí sinh học có sức chứa 9 m3.
Trước khi chưa có công trình, gia đình bà Nương tiêu tốn khoảng 300.000 đồng/tháng tiền mua củi để nấu rượu.
Nay nhờ có hầm biogas đã giảm được 50% chi phí nhiên liệu.
Hộ bà Hà Thị Loan ở bên cạnh thấy công trình quá lợi ích nên đã đăng ký dự án hỗ trợ để xây dựng.
Bà Loan cho hay, thu nhập chính của gia đình là từ việc giặt bao đựng gạo và chăn nuôi heo.
Đất ít, người thì đông, việc chăn nuôi cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng dân cư.
"Trước đây tôi chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ khoảng 10 con/lứa trở lại và xử lý môi trường bằng túi nilon song vẫn bị rò rỉ, bốc mùi hôi, thối làm phiền hà bà con lân cận.
Đầu tư túi nilon cũng đâu phải ít tiền, một công trình tốn khoảng 1 triệu đồng, sử dụng được 2 năm nhưng vẫn không xử lý hết mùi hôi.
Gia đình dự định xây hầm biogas nhỏ để xử lý chất thải nhưng chưa lo đủ tiền.
Đúng lúc đó, dự án LCASP hỗ trợ một phần kinh phí nên tôi liền vội đăng ký xây dựng công trình khí sinh học.
Khi lắp đặt xong hầm biogas, gia đình đã mở rộng nuôi lên gần 30 con.
Khí sinh học từ công trình của tôi còn cho các hộ xung quanh cùng sử dụng để việc đun nấu", bà Loan nói.
Hiện tại, ấp An Thiện có 615 hộ sinh sống trên diện tích 127 ha với khoảng 150 hộ chăn nuôi heo.
Bình quân mỗi gia đình chỉ có từ 1.000 – 2.000 m2 đất để cất nhà, làm chuồng nuôi heo và trồng dừa.
Nhà ở cách nhau chỉ vài chục mét nên khi chăn nuôi tập tập trung đan xen thì việc gây ô nhiễm môi trường là khó tránh khỏi.
Hộ chăn nuôi cũng đã xử lý chất thải theo biện pháp chứa bằng túi nilon nhưng vẫn không hạn chế được ô nhiễm. Từ khi đầu tư công trình khí sinh học do LCASP hỗ trợ thì vấn đề này được giải quyết triệt để.
Cộng đồng dân cư ấp An Thiện cảm ơn dự án và kiến nghị được tiếp tục hỗ trợ để đầu tư mở rộng chăn nuôi, giúp địa phương hoàn thành tiêu chí môi trường trong việc xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND xã An Cư cho biết, toàn xã có khoảng 500 hộ dân chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó quy mô từ 50 con gia súc trở lên là trên 50 hộ, hơn 10 hộ nuôi gà với số lượng lớn.
Việc dự án LCASP cho bà con "vốn mồi" 3 triệu đồng/công trình giúp môi trường chăn nuôi sạch và phát triển bền vững, bà con phấn khởi vì lợi cả đôi đường...
Có thể bạn quan tâm

Sau khi tăng mạnh vào các tháng cuối năm 2014, XK cua ghẹ của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2015 bắt đầu chững lại, đạt 28,46 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo XK sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm.

Với giá thu mua 37.000 đồng một kg, giá cà phê nhân xô ở các tỉnh Tây Nguyên giảm so với thời điểm cuối năm ngoái hơn 5.000 đồng/kg

Mặc dù những ngày gần đây thời tiết đã dịu mát và có mưa nhưng cũng không làm cho nông dân hết lo lắng bởi nắng nóng kéo dài trước đó đã làm cho nhiều cây trồng của họ phần bị chết, phần giảm năng suất, không thể phục hồi được.

Trồng nấm rơm là hình thức sản xuất từ lâu đời của bà con nông dân. Tuy nhiên, với cách thức trồng nấm truyền thống, nông dân đã gặp nhiều khó khăn do diễn biến của thời tiết. Trước tình trạng đó, những năm gần đây, một số nông dân đã chuyển sang trồng nấm rơm trong nhà và đã mang lại hiệu quả khá tốt.

Những ngày này, nhiều nông dân ở xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) khi đi thăm đồng không khỏi ngạc nhiên bởi ngoài màu xanh mướt của lúa và hoa màu thì quanh bờ ruộng còn có thêm nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc.