Những mô hình canh tác không lo âu nghề trồng lúa xưa và nay
Cuộc sống chất lượng không phải là có xe hơi, nhà lầu, tiền bạc rủng rỉnh mà là sự không lo âu, tràn trề niềm vui thú...
Chuyện xưa
Nghề nông “chân lắm tay bùn”.
Để làm ra hạt gạo người nông dân đã không ngần ngại dơ bẩn hay khổ cực để “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Do đó hạt gạo từ ngàn xưa đã được cha ông ta quý như hạt ngọc của trời.
Mùa vụ sắp bắt đầu, người nông dân phải chuẩn bị trâu bò để cày bừa.
Hạt thóc giống sẽ được gieo bằng tay trên nền đất đủ ẩm và chăm sóc thật kỹ chờ ngày đem cấy.
Thời gian này mất chừng một tháng.
Tiếp đó lấy nước và chăm sóc nhổ cỏ bằng tay, bón phân… đợi ngày lúa chín thu hoạch bằng liềm (lưỡi hái).
Lúa cắt xong được để khô qua đêm, cột chặt thành từng bó, chất lên ghe tàu chở về nhà hoặc đến khu đập lúa bằng sức người hoặc gia súc.
Quá trình này tuy rất đơn giản nhưng lại mất thời gian, công sức.
Lúa được cất giữ trong bồ để cả năm gia đình no ấm.
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Xưa nước là quan trọng bởi cha ông phát hiện ra sự khác nhau về năng suất của lúa nương, một loại lúa mọc trên các triền đất khô ẩm và lúa nước mọc ở khu vực ngập nước của lưu vực các con sông lớn là hoàn toàn khác nhau.
Cây lúa nước chỉ có thể phát triển tốt khi có lượng nước vừa đủ.
Đáp ứng nhu cầu này, phải làm thủy lợi.
Tự nhiên và đơn giản nhất là đắp bờ ruộng và dẫn nước theo các con kênh vào ruộng và khống chế lượng nước bằng độ cao của lối thoát nước.
Nghề trồng lúa nước ở Việt Nam góp phần nuôi sống bao thế hệ, nhưng nghề này chỉ thực sự có bước chuyển, khi cách đây hơn 20 năm Nhà nước ban hành chính sách giao khoán đất ruộng và trao quyền tự chủ cho nông dân.
Chính sách này đã đem lại bước đột phá cho ngành SX lúa gạo, chuyển từ giai đoạn thiếu lương thực sang giai đoạn có gạo xuất khẩu.
Năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam có gạo xuất khẩu.
Ở đây có sự kết hợp giữa khoa học chọn tạo giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt cộng với sự đầu tư của Nhà nước làm các công trình thuỷ lợi và việc ban hành các chính sách phù hợp.
Chuyện nay
Từ khi có cơ giới hóa trong nông nghiệp đến nay đã cung cấp rất nhiều trang thiết bị máy móc nhằm giải phóng sức lao động góp phần tăng năng suất chất lượng hạt lúa gạo, đồng thời giảm rất nhiều thời gian và công sức của người nông dân.
Đặc biệt hơn hết là sử dụng các máy móc như máy cày, xới, bừa trục, trang phẳng trong làm đất đã làm thay đổi cả nền nông nghiệp trồng lúa lúc bấy giờ.
Đến khâu sạ, cấy cũng đã có máy móc, rồi đến phun xịt thuốc BVTV, rải phân, quản lý nước… và đặc biệt là máy suốt lúa (tuốt lúa) là một thành tựu vượt bậc nhất giúp thu hoạch lúa nhanh hơn.
Và bây giờ là máy gặt đập liên hợp đã thật sự giúp người nông dân giải phóng hoàn toàn sức lao động chân tay của nghề trồng lúa ngày xửa ngày xưa.
Phải khẳng định luôn, ngày nay giống là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác lúa.
Nông nghiệp nước ta đã bước sang một giai đoạn mới của sự hội nhập, sản phẩm gạo của chúng ta đã vươn ra thế giới với sản lượng xuất khẩu đứng nhất nhì thế giới.
Trong bối cảnh đó, nghề trồng lúa đang đứng trước những thách mới là sự cạnh tranh với nhiều quốc gia khác trong SX, canh tác, xuất khẩu những sản phẩm lúa gạo ngày càng có chất lượng cao, phẩm chất tốt nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thị trường.
Để giải bài toán này, các chuyên gia ngành nông nghiệp xác định một trong những yếu tố quan trọng nhất trong canh tác lúa ngày nay là “nhất giống, nhì phân, tam cần, tứ nước”.
Lúa BTE-1 cho mùa vàng trên vùng lúa - tôm
Ngoài ra trình độ canh tác và thâm canh của người trồng lúa cần phải nâng cao hơn nữa nhằm đáp ứng kịp sự phát triển của tiến bộ KHKT trong nông nghiệp và thích ứng được nền nông nghiệp hiện đại là canh tranh, SX hàng hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Ở nước ta cây lúa được trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước.
Tại miền Bắc, do điều kiện khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh nên lúa được gieo trồng vào 2 vụ chính (vụ xuân và vụ mùa).
Các tỉnh miền Nam, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm, nên lúa được trồng các vụ như đông xuân, hè thu và thu đông.
Hai vùng SX lúa chính của Việt Nam là ĐBSH và ĐBSCL, chiếm 2/3 tổng diện tích và cung cấp 70% sản lượng gạo của cả nước.
Đặc biệt là sự đóng góp của Cty Bayer (Đức) trong việc đưa giống lúa lai 3 dòng Arize B-TE1 và đầu tư kỹ thuật giúp người nông dân quê tôi thoát nghèo mà trở nên khá giàu.
Hệ thống canh tác lúa của nước ta có nhiều công thức (mô hình) khác nhau tùy vào điều kiện sinh thái, địa lý khác nhau như mô hình độc canh cây lúa 1 vụ, mô hình 2 lúa chuyên canh, 3 lúa, mô hình luân canh 1 lúa – 1 màu, 1 lúa – 2 màu, 2 lúa – 1 màu, 2 lúa – 2 màu, đặc biệt là mô hình luân canh hoặc xen canh lúa – thủy sản như lúa – cá, lúa - tôm.
Mô hình luân canh hay xen canh lúa – tôm (sú, càng xanh) được phát triển nhiều năm qua đã chứng minh được sự bền vững, độc nhất vô nhị chỉ có ở vùng nước lợ mới có.
Để tìm hiểu rõ hơn về mô hình này và nghề trồng lúa của những nông dân nơi đây như thế nào, chúng tôi mời bạn đọc theo chân nhóm phóng viên chúng tôi trải nghiệm thực tế bản doanh của vùng lúa - tôm lớn nhất ĐBSCL ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu.
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình ba đời làm nông, từ lâu đã gắn bó với đồng tôm ruộng lúa bạc ngàn thẳng cánh cò bay.
Cây lúa, con tôm đã nuôi sống gia đình tôi và giúp cho nhiều nông dân quê tôi trở nên giàu có, ấm no hạnh phúc và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và tiến bộ của xã hội và chế độ chính sách nước nhà đã giúp cho nông dân chúng tôi những người trồng lúa trở nên tốt hơn, đỡ vất vả hơn.
Tôi còn nhớ khoảng thời gian cách đây hơn 10 năm, quê tôi vùng nước lợ, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi tôm vì lợi nhuận cao nên đã quên đi cây lúa đã từng gắn bó.
Chỉ vài năm sau đó, dịch bệnh tràn ngập nhiều nơi đã gây cho nông dân nhiều năm mất mùa không thu hoạch được và trở nên nợ nần nghèo khó.
Đứng trước tình hình đó, với sự tham gia của ngành nông nghiệp, khuyến nông đã vào cuộc nhằm quy hoạch, phân vùng, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật canh tác, cải tạo thủy lợi nội đồng, ngăn nước mặn, ngọt… đã giúp người nông dân nhanh chóng thoát khỏi cảnh mất mùa liên tục.
Có thể bạn quan tâm
Anh Trần Văn Út Lia, ở ấp 4, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy cho biết, hiện các nhà vườn đang dưỡng cây chuẩn bị xử lý ra hoa để bán dịp tết nên nhiều vườn thanh long chưa thể cho trái ngay lúc này. Mặt khác, trồng thanh long nghịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh trong khi tỷ lệ đậu trái không cao. Trước thông tin thanh long tăng giá mạnh, nhà vườn rất phấn khởi và kỳ vọng giá thanh long ổn định từ nay đến Tết Ất Mùi.
Đây là 2 mô hình được Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai theo Đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao của TP. Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội, HTX hoa, quả Xuân Mai và Hội Nông dân thị trấn Xuân Mai đã xây dựng thành công nhãn hiệu "Bưởi Chương Mỹ"; HTX Nông nghiệp xã Kim An xây dựng thành công nhãn hiệu "Cam đường Kim An".
Những năm gần đây, mít Thái được bà con nông dân huyện Chơn Thành (Bình Phước) đưa vào trồng nhiều do dễ trồng, chăm sóc và khoảng 2,5 năm cho thu hoạch. Những năm trước, mít Thái đã giúp nông dân xóa đói và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, mùa thu hoạch năm 2014, đến thời điểm này, thị trường mít rớt giá quá mạnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, làm cho bà con nông dân điêu đứng, dở khóc, dở mếu.
Về vùng chuyên canh thanh long trong những ngày này vào ban đêm, gần như đến nơi nào chúng tôi cũng thấy ánh đèn điện sáng choang phát ra từ những vườn thanh long làm rực sáng cả vùng quê. Hỏi ra mới biết, thời điểm này, nông dân đang tập trung xông đèn xử lý thanh long cho trái nghịch vụ.
“Ai cũng nói Lục Ngạn được trời phú cho chất đất hiếm nơi nào có. Vườn rộng mà không làm nên cơm cháo gì thì thật lãng phí. Vì thế tôi đã dồn hết tâm huyết vào chăm cây có múi để có hướng đi của riêng mình”. Anh Lưu Văn Sáng, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về nghề làm vườn với chúng tôi như thế.