Chống Nóng Chuồng Nuôi Bằng Cây Sắn Dây
Đến thăm khu chăn nuôi tập chung tại thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương với tổng diện tích 36,5ha đồi, một trong những khu chăn nuôi tập chung lớn của tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ nơi đây, các chủ trang trại đã có nhiều sáng tạo để cải tiến phương pháp chăn nuôi, trong đó phải nói đến “biện pháp chống nắng nóng cho chuồng nuôi bằng cây sắn dây” của ông Nguyễn Bác Ái.
Bước vào khu chăn nuôi của gia đình ông, chúng tôi có cảm tưởng như đang vào trong chuồng nuôi khép kín có điều hòa nhiệt độ. Quả thực là rất mát! Hai bên chuồng nuôi được bố trí 2 hàng sắn dây, cây cách cây khoảng 3 m. Ông cho biết, tuổi thọ của cây sắn dây này đã được 5 năm, dây đã bao phủ kín chuồng nuôi, lớp mùn do lá cây rụng xuống trên mái dày khoảng 10cm, còn lớp lá che phủ khoảng 30 cm, do đó mà chuồng nuôi của ông lúc nào cũng có nhiệt độ thấp hơn ngoài trời 3-40C.
Biện pháp trồng cây sắn dây chống nắng nóng cho chuồng nuôi hiệu quả hơn hẳn so với các phương pháp chống nóng thông thường khác. Thứ nhất là rẻ tiền, mỗi hom sắn dây chỉ mất 500-1000 đồng, mỗi dãy chuồng dài 15m chỉ cần có 10-15 hom, sau 6 tháng trồng dây sẽ bao phủ toàn bộ chuồng nuôi; sau 1 năm có thể đào lấy củ và giữ nguyên cây làm giàn che phủ, hệ thống này có thể tồn tại được nhiều năm bất kể nắng mưa. Thứ hai là tiết kiệm được tiền điện, nước, nguyên vật liệu (nếu sử dụng giàn phun sương, hay phun mưa phải đầu tư trên dưới 10 triệu đồng/chuồng nuôi). Thứ ba là đặc biệt thích hợp với vùng đất khô cằn, không chủ động được nguồn nước.
Dẫn chúng tôi đi thăm khu chuồng nuôi của mình ông tâm sự: “Trước kia tôi cũng sử dụng hệ thống phun mưa trên mái để làm mát chuồng nuôi nhưng chi phí cao mà tuổi thọ lại ngắn do các ống nhựa nhanh bị hỏng dưới ánh nắng mặt trời, hơn nữa ở khu đồi này nước rất khan hiếm nên hiệu quả chống nóng cũng không được cao. Sau đó tôi trồng các loại dây leo để chống nóng như bìm bịp, trâm bầu....... Các loại cây này cũng tạo được một giàn che phủ khắp chuống nuôi nhưng lại hay sâu bệnh, lớp che phủ mỏng và không để được nhiều năm. Cây sắn dây thì khác hẳn, không sâu bệnh, lớp che phủ dày, xanh bốn mùa, và tuổi thọ có thể kéo dài 5 -7 năm.”
Biện pháp che phủ mái chuồng bằng cây sắn dây của ông Ái đã giúp ông tiết kiệm hàng chục triệu đồng tiền điện, nước mỗi năm so với phương pháp sử dụng các thiết bị chống nóng chạy bằng điện như hệ thống phun mưa, phun sương hay quạt điện làm mát chuồng nuôi. Đây thực sự là biện pháp hiệu quả đối với các trang trại chăn nuôi, cần được phổ biến và nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện tìm đầu ra cho hạt gạo đang chồng chất khó khăn. Mà nóng nhất là nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Hè thu sớm trong buồn bã khi giá lúa rớt thê thảm. Đã đến lúc nhìn lại những cái lợi, cái hại của quá trình sản xuất lúa 3 vụ/năm.
Theo ông Tủi, nuôi bò theo quy trình VietGAP đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí về con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại... và sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đạt tiêu chuẩn. Được biết đàn bò sữa trên địa bàn hiện có khoảng 100.000 con, trong đó riêng Củ Chi chiếm hơn 65.000 con.
Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, bệnh “lá đứng” trên cây chanh không hạt có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái, đây được xem là bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân.
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh; tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học…
Với gần 46 ngàn hécta, Đồng Nai đứng trong tốp đầu các tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn nhất khu vực phía Nam với nhiều loại trái ngon, như: chôm chôm, mít, xoài, sầu riêng, thanh long ruột đỏ... Đây đều là những trái cây có tiềm năng xuất khẩu lớn.