Tận dụng chất thải từ ao nuôi cá làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng

Đề tài do giáo sư, tiến sĩ Cao Ngọc Điệp, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Sau thời gian nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài đã thực hiện được mục tiêu là xử lý nước-bùn ao nuôi cá rô đồng và cá thát lát, tận dụng nguồn bùn ao sau khi xử lý xác bã thực vật (rơm rạ) để sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Qua đây, chủ nhiệm đề tài đã tìm ra phương pháp xử lý nước ao cá và bón thực nghiệm trên các loại rau ăn lá, lúa cao sản, cây bắp lai và cây ăn quả.
Phân hữu cơ vi sinh bón trên các loại cây đều mang lại hiệu quả, giúp người nông dân tiết kiệm được 50% lượng phân bón hóa học mà năng suất mang lại tương đương như bón phân hóa học, cho lợi nhuận thu về cao hơn so với bón phân hóa học.
Ngoài ra, việc bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng còn giúp cải thiện đáng kể độ phì cho đất.
Theo đánh giá của các thành viên hội đồng, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp người nuôi cá tận dụng phế thải để phát triển thêm mô hình trồng trọt, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Một số chủ đầu mối cung cấp thủy sản tươi sống tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cho biết, trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, các ngư dân tăng cường khai thác thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người dân trong tỉnh và TP.Hồ Chí Minh.

Khoảng 20% sản lượng cá tra Việt Nam đạt tiêu chuẩn ASC; đến năm 2020, cam kết 70% lượng cá hồi được sản xuất với tiêu chuẩn ASC; 90% tổng sản lượng tôm nuôi Belize đạt chứng nhận ASC; cam kết tất cả thủy sản nuôi phục vụ trong Rio 2016 Olympic Games phải được chứng nhận ASC là những thành công mà ASC đã làm được trong 5 năm qua.

Dự kiến nhu cầu thủy sản toàn cầu sẽ tăng, tiềm năng tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản tăng. Do đó, nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ và vừa sẽ cơ hội đầu tư lớn. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng vào năm 2030, sẽ thiếu hụt khoảng 50 triệu tấn thủy sản và thủy sản nuôi sẽ chiếm 62% tổng sản lượng thủy sản.

Giá tôm nguyên liệu hiện nay thấp nhất kể từ đầu năm 2015. Ông Ngô Thanh Lĩnh, Phó trưởng Phòng Kế hoạch, Sở NN&PTNT, cho biết, hiện tôm sú loại 20 con/kg giá 250.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 180.000 đồng/kg, giảm bình quân 30.000 đồng/kg so với tháng trước và giảm gần 50.000 đồng so với đầu năm 2015.

Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên và các cơ quan chức năng ở huyện Tuy An vừa thả nuôi sò huyết giống tại khu vực đầm Ô Loan. Đây là một trong hai mô hình nằm trong dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững 2015 được thực hiện trên địa bàn huyện.