Chống Nóng Chuồng Nuôi Bằng Cây Sắn Dây
Đến thăm khu chăn nuôi tập chung tại thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương với tổng diện tích 36,5ha đồi, một trong những khu chăn nuôi tập chung lớn của tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ nơi đây, các chủ trang trại đã có nhiều sáng tạo để cải tiến phương pháp chăn nuôi, trong đó phải nói đến “biện pháp chống nắng nóng cho chuồng nuôi bằng cây sắn dây” của ông Nguyễn Bác Ái.
Bước vào khu chăn nuôi của gia đình ông, chúng tôi có cảm tưởng như đang vào trong chuồng nuôi khép kín có điều hòa nhiệt độ. Quả thực là rất mát! Hai bên chuồng nuôi được bố trí 2 hàng sắn dây, cây cách cây khoảng 3 m. Ông cho biết, tuổi thọ của cây sắn dây này đã được 5 năm, dây đã bao phủ kín chuồng nuôi, lớp mùn do lá cây rụng xuống trên mái dày khoảng 10cm, còn lớp lá che phủ khoảng 30 cm, do đó mà chuồng nuôi của ông lúc nào cũng có nhiệt độ thấp hơn ngoài trời 3-40C.
Biện pháp trồng cây sắn dây chống nắng nóng cho chuồng nuôi hiệu quả hơn hẳn so với các phương pháp chống nóng thông thường khác. Thứ nhất là rẻ tiền, mỗi hom sắn dây chỉ mất 500-1000 đồng, mỗi dãy chuồng dài 15m chỉ cần có 10-15 hom, sau 6 tháng trồng dây sẽ bao phủ toàn bộ chuồng nuôi; sau 1 năm có thể đào lấy củ và giữ nguyên cây làm giàn che phủ, hệ thống này có thể tồn tại được nhiều năm bất kể nắng mưa. Thứ hai là tiết kiệm được tiền điện, nước, nguyên vật liệu (nếu sử dụng giàn phun sương, hay phun mưa phải đầu tư trên dưới 10 triệu đồng/chuồng nuôi). Thứ ba là đặc biệt thích hợp với vùng đất khô cằn, không chủ động được nguồn nước.
Dẫn chúng tôi đi thăm khu chuồng nuôi của mình ông tâm sự: “Trước kia tôi cũng sử dụng hệ thống phun mưa trên mái để làm mát chuồng nuôi nhưng chi phí cao mà tuổi thọ lại ngắn do các ống nhựa nhanh bị hỏng dưới ánh nắng mặt trời, hơn nữa ở khu đồi này nước rất khan hiếm nên hiệu quả chống nóng cũng không được cao. Sau đó tôi trồng các loại dây leo để chống nóng như bìm bịp, trâm bầu....... Các loại cây này cũng tạo được một giàn che phủ khắp chuống nuôi nhưng lại hay sâu bệnh, lớp che phủ mỏng và không để được nhiều năm. Cây sắn dây thì khác hẳn, không sâu bệnh, lớp che phủ dày, xanh bốn mùa, và tuổi thọ có thể kéo dài 5 -7 năm.”
Biện pháp che phủ mái chuồng bằng cây sắn dây của ông Ái đã giúp ông tiết kiệm hàng chục triệu đồng tiền điện, nước mỗi năm so với phương pháp sử dụng các thiết bị chống nóng chạy bằng điện như hệ thống phun mưa, phun sương hay quạt điện làm mát chuồng nuôi. Đây thực sự là biện pháp hiệu quả đối với các trang trại chăn nuôi, cần được phổ biến và nhân rộng.
Related news
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, hiện nay đang vào chính vụ nuôi tôm, diện tích nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh tăng nhanh, đạt gần 9.000 ha, tăng gần 1.500 ha so với cuối năm 2014.
Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở Tiền Giang đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (SX) nhằm đạt năng suất chất lượng, hiệu quả và phát triển theo hướng ổn định bền vững. Đồng hành với sự phát triển đó phải kể đến vai trò rất lớn của hoạt động khuyến ngư, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của tỉnh.
Mặc dù nguồn lợi thủy sản Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung nói chung khá dồi dào, tuy nhiên, ngư dân ở đây vẫn chưa thể tận dụng để làm giàu. Vậy nguyên nhân vì đâu?
Theo số liệu thống kê của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), diện tích nuôi tôm trên toàn huyện chủ yếu tập trung ở 3 xã Hải Lạng, Đông Ngũ và Đông Hải. Trong đó so với năm 2014, trong khi diện tích nuôi ở xã Hải Lạng giữ nguyên như cũ là trên 680ha thì ở 2 xã còn lại đều tăng mạnh: Đông Ngũ tăng gấp 3 lần với 28ha; Đông Hải tăng gấp 10 lần với 100ha.
Quý I, tổng sản lượng thủy sản đạt 130 ngàn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 8.707ha, tăng 556ha so với đầu năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 174 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ.