Cho phép chuyển nhượng cá tra bố mẹ chọn giống đực bị thừa
Trong đó, nội dung quan trọng cần lưu ý là đối với các cơ sở tiếp nhận có số lượng cá tra đực nhiều hơn cá tra cái, cho phép các cơ sở chuyển nhượng cho các cơ sở khác còn thiếu.
Cho phép sử dụng cho sinh sản với đàn cá tra hiện tại của cơ sở dưới sự giám sát của cơ quan quản lý thủy sản địa phương để đảm bảo tỷ lệ nuôi vỗ cá đực/cá cái là 1,0:1,5 và tỷ lệ cho sinh sản cá đực/cá cái là 1:1.
Một cơ sở nuôi dưỡng cá tra bố mẹ ở ấp Bình, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè.
Theo đó, nhằm cung cấp giống cá tra đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm, Bộ NN&PTNT đã giao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II thực hiện dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh ĐBSCL.
Số lượng cá tra hậu bị đã cung cấp cho các cơ sở giai đoạn từ 2011 - 2012 là 101.000 con.
Đến nay, đàn cá tra bố mẹ chọn giống đã được đưa vào cho sinh sản và cho kết quả tốt.
Trong quá trình nuôi giữ và sản xuất, các cơ sở gặp phải một số vấn đề khó khăn như tỷ lệ cá đực nhiều hơn cá cái; do giá cá tra giống xuống thấp kéo dài một số cơ sở không đủ khả năng đầu tư nuôi giữ; một số cơ sở thất thoát đàn cá bố mẹ; đàn cá bố mẹ đến thời điểm thay thế…
Để quản lý khai thác có hiệu quả đàn cá tra bố mẹ chọn giống, Tổng cục Thủy sản đề nghị cơ quan chức năng địa phương tiếp tục quản lý tốt đàn cá tra bố mẹ vùng ĐBSCL theo Công văn 203/TCTS-NTTS.
Với các cơ sở tiếp nhận có số lượng cá tra đực nhiều hơn cá tra cái, cho phép các cơ sở chuyển nhượng cho các cơ sở khác còn thiếu hoặc sử dụng cho sinh sản với đàn cá tra hiện tại của cơ sở dưới sự giám sát của cơ quan quản lý thủy sản địa phương để đảm bảo tỷ lệ nuôi vỗ cá đực/cá cái là 1,0:1,5; tỷ lệ cho sinh sản cá đực/cá cái là 1:1.
Các cơ sở đã tiếp nhận đàn cá tra nhưng không đủ khả năng nuôi giữ, đề nghị Sở NN&PTNT cùng các đơn vị chức năng của địa phương hướng dẫn cơ sở chuyển nhượng cho các cơ sở khác lưu giữ đủ điều kiện tiếp nhận trên cơ sở 2 bên thỏa thuận chi phí quá trình nuôi giữ.
Một số nơi có đàn cá tra chọn giống bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh như Kiên Giang và một số địa phương khác, đề nghị Sở NN&PTNT và các đơn vị chức năng tiến hành xác định nguyên nhân cá chết và báo cáo chi tiết về Tổng cục Thủy sản để có hướng xử lý.
Theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9963:2004 về cá nước ngọt - cá tra - yêu cầu kỹ thuật thì cá bố mẹ được sử dụng từ 3 - 8 năm, vì vậy cá tra bố mẹ hết thời gian sử dụng hoặc không đảm bảo chất lượng cần phải loại bỏ, thay thế.
Và để chuẩn bị tốt nhất cho nhu cầu thay thế đàn cá tra bố mẹ, Tổng cục Thủy sản yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL thống kê chi tiết số lượng cá đực và cá cái của dòng hiện có gửi về Tổng cục Thủy sản để báo cáo lãnh đạo Bộ NN&PTNT.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá diện tích đất nông nghiệp của xã Sông Lô, thành phố Việt Trì ngày càng thu hẹp, chính quyền địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng sản xuất rau an toàn là một trong những hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đồng thời đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.
Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.
Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.
Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...