Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ba Ba Cải Thiện Thu Nhập

Nuôi Ba Ba Cải Thiện Thu Nhập
Ngày đăng: 16/07/2011

Những năm gần đây, phong trào nuôi ba ba thịt, ba ba giống đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định và cải thiện được cuộc sống gia đình của nhiều hộ dân, trong đó có người dân ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Là người đầu tiên khởi xướng và cũng là Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) Thuận Lợi, ông Lê Văn An ở ấp Nhơn Thuận 1 cho biết: “Những năm trước, do kinh tế gia đình khó khăn nên tôi tìm mua giống ba ba về nuôi thử với mục đích là cải thiện cuộc sống gia đình. Nhưng do chưa có kinh nghiệm, từ 400 con giống ban đầu đến khi xuất bán còn khoảng 130 con, thu được 26 triệu đồng”. Thấy lợi nhuận cao, ông An đã học hỏi kỹ thuật nuôi thông qua các mô hình ở nhiều nơi, tìm hiểu thêm sách báo để có thêm kinh nghiệm. Với 2 hầm chuyên nuôi ba ba giống và ba ba thịt, giờ đây nguồn thu nhập của gia đình đã tăng lên hơn trăm triệu đồng mỗi năm.

Do hiệu quả đem lại từ con ba ba, HTX Thuận Lợi cũng được ra đời vào năm 2009 với 16 thành viên. Từ khi HTX thành lập, cuộc sống các xã viên nâng lên đáng kể, trong đó có 5 xã viên là cựu chiến binh đã vươn lên thoát nghèo. Ngoài thực hiện chức năng tập hợp hộ nuôi, HTX còn đảm nhận chức năng cung ứng nguồn ba ba thịt ra thị trường. Hiện ba ba thịt loại 1 mua tại hầm có giá 380.000 - 385.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 50%. Ông Tuyết Văn Hoành, ở cùng ấp Nhơn Thuận 1 và cũng là xã viên của HTX chia sẻ: “Từ khi tham gia vào HTX, cuộc sống gia đình tôi đã cải thiện rõ rệt. Trước đây, chỉ làm thuê, làm mướn, nhưng khi thấy nhiều người nuôi ba ba có lời, tôi cũng bắt đầu tham gia. Vụ nuôi vừa rồi, sau khi trừ hết chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 40 triệu đồng. Lần này, tôi tiếp tục thả nuôi 2 hầm với 600 con ba ba giống, hy vọng lợi nhuận sẽ còn tăng hơn so với vụ trước”.

Theo kinh nghiệm lâu năm của những người nuôi, ba ba nuôi không khó. Chỉ cần có chỗ cho ba ba nghỉ ngơi dưới nước, trên bờ và chỗ cố định cho ba ba ăn để tiện theo dõi. Điều đặc biệt là người nuôi phải hết sức kiên trì, thường xuyên làm vệ sinh ao nuôi. Xung quanh ao phải xây bờ cao để tránh ba ba vượt ra ngoài gây thất thoát. Do là loài ăn tạp, nên thức ăn chủ yếu là cá, ốc, đầu tôm, thức ăn hỗn hợp… Tuy nhiên, ba ba cũng thường xuất hiện nhiều loại bệnh như: nấm, ghẻ, đường ruột, huyết hầu… nhưng nếu phát hiện sớm, phòng trị kịp thời sẽ không làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của ba ba.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đặc sản này ngày càng tăng, đầu ra dễ dàng, giá cả lại ổn định. Đến mùa thu hoạch, thương lái từ các nơi đến tận hầm thu mua nên không sợ “ế” như các sản phẩm khác. Anh Trần Văn Hiền, ở ấp Nhơn Thuận 1 cho biết: “Dù trồng 4 công lúa và 2 công vườn, nhưng vẫn tận dụng diện tích đất sau nhà khoảng 300 m2 để xây hầm nuôi ba ba. Vụ vừa rồi với 400 con ba ba thịt, tôi thu được 30 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận khoảng 15 triệu đồng. Ngoài việc cung cấp ba ba thịt cho người tiêu dùng, tôi còn bán con giống cho các xã viên và các hộ lân cận”.

Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Nghĩa A Võ Văn Hai, cho biết: Bước đầu HTX Thuận Lợi cũng có nhiều khó khăn trong công tác vận động, khâu tổ chức, nhưng dần đã hoàn thiện và hoạt động khá hiệu quả. Từ khi tham gia vào HTX, cuộc sống của nhiều xã viên được nâng dần lên, nhiều hộ từ cận nghèo đã thoát nghèo. Đầu ra ba ba thịt và giống thời gian qua rất thuận lợi nên người dân yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn tạo điều kiện cho các xã viên tiếp cận nguồn vốn vay để giúp xã viên phát triển kinh tế. Hàng năm, xã còn phối hợp với ngành nông nghiệp huyện hướng dẫn kỹ thuật, theo dõi sát tình hình hoạt động của HTX, nhằm đưa HTX hoạt động ngày càng hiệu quả. Trong thời gian tới, địa phương sẽ nhân rộng mô hình để giải quyết việc làm và cải thiện nguồn thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Song song đó, sẽ củng cố và nâng chất hoạt động các HTX đạt từ loại khá trở lên để phù hợp với tiêu chí của xã nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Người dân bỏ hoang ao hồ vì thua lỗ Người dân bỏ hoang ao hồ vì thua lỗ

Nuôi tôm trên cát một thời đã mở ra hướng làm giàu mới đối với các hộ gia đình ở xã Hải Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình). Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm trở lại đây, người nuôi tôm trên cát ở địa bàn xã Hải Ninh đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng.

18/10/2015
Giám sát dư lượng chất độc hại trong thủy sản nuôi Giám sát dư lượng chất độc hại trong thủy sản nuôi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

18/10/2015
Tích cực sản xuất giống, bảo vệ và phát triển thủy sản hồ chứa Tích cực sản xuất giống, bảo vệ và phát triển thủy sản hồ chứa

9 tháng đầu năm, Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chăm sóc, nuôi giữ 8 loài cá bố mẹ gồm lăng nha, chép, trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, trê, rô phi, ếch.

18/10/2015
Khó khăn vụ lúa trên đất nuôi tôm Khó khăn vụ lúa trên đất nuôi tôm

“Vụ lúa trên đất nuôi tôm chỉ nên sản xuất ở những nơi đủ điều kiện, đừng quá rập khuôn theo kế hoạch để rồi dẫn đến thiệt hại không đáng có”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.

18/10/2015
Triển khai mô hình nuôi thâm canh lươn đồng Triển khai mô hình nuôi thâm canh lươn đồng

Thực hiện dự án khuyến nông Trung ương năm 2015, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang triển khai mô hình “Nuôi thâm canh lươn đồng”, nhằm giúp nông dân tiếp cận với biện pháp nuôi lươn kỹ thuật mới.

18/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.