Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Tiêu Trúng Đậm

Trồng Tiêu Trúng Đậm
Ngày đăng: 09/05/2011

Dù giá cao từ đầu vụ nhưng nhiều nông dân trồng tiêu quyết không bán vì dự đoán giá còn tăng nhờ lên mạng tìm hiểu thông tin thị trường thế giới. Chỉ sau vài tháng, nhiều người có lời hàng trăm triệu đồng.

Khác với người trồng sắn hay mía, người trồng tiêu đang giữ “thế trên”, buộc thương lái hay công ty thu mua phải đàm phán giá hợp lý mới chịu bán.

Thà bán bò, không bán tiêu

trung mua tieu.jpg
mo hinh trong tieu.jpg

Hơn một tháng trở lại đây sáng nào ông Nguyễn Văn Hiền (Lộc Ninh, Bình Phước) cũng đều lên mạng Internet để xem diễn biến giá tiêu thế giới và trong nước. Chả là từ hồi đầu vụ, do cần tiền chi trả phân bón, thuốc trừ sâu và sinh hoạt gia đình, ông Hiền đã bán 2 tấn tiêu với giá gần 100.000 đồng/kg. “Khi đó giá đã cao gấp đôi giá đầu vụ năm ngoái thấy mà ham, lại đang cần tiền nên tôi bán luôn” - ông Hiền nói.

Sau khi nhận được thông tin năm nay sản lượng tiêu thế giới giảm, giá sẽ tăng cao đến cuối năm, ông Hiền đã cất tiêu vào kho chờ giá lên. Tiên liệu của ông Hiền không sai, chỉ hai tháng sau giá từ gần 100.000 đồng/kg đã vọt lên gần 120.000 đồng/kg. Với 4 tấn tiêu còn cất trong nhà, ông Hiền đã có thêm 80 triệu đồng.

Tương tự, ông Nguyễn Bá Thịnh (Lộc Ninh, Bình Phước) cho biết năm nay thu hoạch vườn tiêu được 17 tấn. Hồi đầu vụ giá cao nên ông bán hơn 10 tấn để lấy tiền mua miếng đất ở TP.HCM, còn lại 3 tấn trong nhà và 3 tấn ngoài vườn chưa thu hoạch. Khi được hỏi vì sao giá tiêu cao kỷ lục mà còn chưa bán, ông Thịnh giải thích rành rẽ: “Năm nay Ấn Độ, Indonesia và cả Brazil đều mất mùa mà nhu cầu thế giới tăng 5% nên chắc chắn giá sẽ còn tăng nữa. Số tiêu còn lại tôi đợi lên đến 140.000-150.000 đồng/kg mới bán”.

Để trữ lại 2 tấn tiêu vừa thu hoạch xong, ông Nguyễn Đức Tâm (xã Lộc Tấn, Lộc Ninh) phải bán bốn con bò để lấy tiền trả cho đại lý phân bón đã mua nợ vào tháng 7 năm ngoái và để chi tiêu hằng ngày. “Theo thông tin tôi nhận được thì tiêu còn tăng giá nên tôi quyết định trữ lại. Năm trước vừa bán xong 1,5 tấn với giá 57.000 đồng/kg, chưa đầy hai tháng sau giá tăng lên hơn 90.000 đồng, nghĩ mà tiếc đứt ruột” - ông Tâm nói.

Hiện tượng người dân trữ tiêu trong nhà không còn là chuyện hiếm mà rất phổ biến trong ngành hồ tiêu. Theo ông Trần Đức Tụng - chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), người dân bây giờ đã khác trước kia chỉ biết làm ra sản phẩm còn giá để cho thương lái tự quyết. “Bây giờ người dân có mạng Internet cập nhật giá hằng ngày nên chính họ là người quyết định giá chứ không phải thương lái nữa” - ông Tụng nói.

Nông dân có lợi khi chủ động

Trong hội nghị ngành hồ tiêu mới được tổ chức, ông Đỗ Hà Nam, chủ tịch VPA, nói do nắm bắt thông tin thị trường và có khả năng dự trữ nên “chỉ duy nhất ngành tiêu nông dân quyết định được giá bán sản phẩm của mình, trong khi các ngành khác người dân bị ép giá”. Theo ông Nam, khác với các ngành nông nghiệp khác, người dân trồng tiêu sau nhiều năm trúng mùa được giá đã có của ăn của để nên chủ động giữ hàng trong nhà, đợi khi được giá mới bán.

“Sáng ra người dân lên mạng xem giá giao dịch thế giới thế nào rồi quy ra giá tiền đồng. Nếu giá thế giới tăng thì họ bán tăng, còn khi giá thế giới giảm thì họ đợi. Nhiều lúc doanh nghiệp khó mua được hàng để sản xuất và xuất khẩu” - ông Nam nói.

Đại diện một công ty xuất khẩu tiêu Ấn Độ (văn phòng tại TP.HCM) thừa nhận hiện nay rất khó mua tiêu. “Chỉ mấy năm trước khi công ty có mặt tại VN người trồng tiêu khi thu hoạch gọi thương lái đến mua, còn nay ngược lại. Để mua được hàng, nhiều công ty và đại lý phải năn nỉ người trồng, gọi điện năm lần bảy lượt mới mua được” - vị đại diện này cho hay.

Chị Nguyễn Thị Thủy, chủ đại lý thu mua tiêu ở thị xã Phước Long (Bình Phước), cho biết: “Những năm trước vào tháng 3 đến tháng 4 hầu hết tiêu sau khi thu hoạch đã được nông dân bán để lấy tiền trả nợ vật tư nông nghiệp, chi tiêu. Thời điểm này trung bình mỗi ngày đại lý của tôi mua hàng chục tấn nhưng hiện chỉ mua được vài ba trăm ký, ai cũng cho biết tiêu còn nhưng trữ chờ tăng giá”.

Ông Nguyễn Quang Cánh, phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Phước, cho biết tình hình sản lượng tiêu giảm ở nhiều nước thì việc nông dân tích trữ tiêu chờ tăng giá sẽ không có gì mạo hiểm và khó gặp rủi ro.

Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu tại TP.HCM nói rằng việc người dân chủ động khi nào bán, khi nào trữ và quyết định giá bán khiến doanh nghiệp phải tính lại kế hoạch kinh doanh của mình. Họ phải mua một lượng hàng nhất định ở đầu vụ rồi căn cứ vào đó để ký các hợp đồng và chuyển từ các hợp đồng dài hạn sang ngắn hạn và giao ngay.

Theo VPA, sản lượng tiêu của VN chiếm tới 30% tổng sản lượng tiêu toàn cầu. Mỗi năm VN xuất khẩu 100.000 tấn tiêu. Do đó, khi người dân chủ động nguồn cung ra thị trường thì họ cũng gián tiếp giữ giá cao không chỉ trong nội địa mà còn cả giá thế giới


Có thể bạn quan tâm

Trồng Chôm Chôm Làm Giàu Trên Đất Cù Lao Tân Phong (Tiền Giang) Trồng Chôm Chôm Làm Giàu Trên Đất Cù Lao Tân Phong (Tiền Giang)

Cây chôm chôm trồng được nhiều nơi ở miền Nam nhưng có lẽ không nơi đâu cho trái to đẹp, chất lượng ngon ngọt bằng chôm chôm trên đất cù lao Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Thương hiệu “chôm chôm Tân Phong” chiếm trọn niềm tin của khách hàng phía Nam nhiều năm nay bởi chất lượng vượt trội.

15/10/2014
Cơ Hội Mới Cho Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Cơ Hội Mới Cho Xuất Khẩu Trái Cây Tươi

Trong 8 tháng đầu năm 2014, có 40 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…

15/10/2014
Phát Triển Lúa Lai F1 Bền Vững Phát Triển Lúa Lai F1 Bền Vững

Các tổ hợp lúa lai F1 thế hệ mới tích hợp nhiều gene quý có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có chất lượng cao hơn và có hương thơm… Đây chính là niềm tự hào của lúa lai Việt Nam.

15/10/2014
Chuyển Biến Trong Giảm Nghèo Nhanh, Bền Vững Chuyển Biến Trong Giảm Nghèo Nhanh, Bền Vững

Báo cáo của UBND huyện Điện Biên Đông cho thấy, tính đến đầu tháng 10, các chỉ số về phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện đều đạt khá; đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đó là cơ sở để chúng ta tin việc thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 42% vào cuối năm 2014 sẽ thành hiện thực.

15/10/2014
Hiệu Quả Từ Việc Áp Dụng KHKT Vào Sản Xuất Hiệu Quả Từ Việc Áp Dụng KHKT Vào Sản Xuất

Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức 83 lớp tập huấn, hội thảo phổ biến quy trình KHKT cho người dân, như: quy trình gieo cấy lúa bằng công cụ sạ hàng; gieo trồng các giống ngô, đậu tương chất lượng cao; nuôi lợn an toàn sinh học, gà thịt... cho trên 2.500 lượt người tham gia.

15/10/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.