Cho phép chuyển nhượng cá tra bố mẹ chọn giống đực bị thừa

Trong đó, nội dung quan trọng cần lưu ý là đối với các cơ sở tiếp nhận có số lượng cá tra đực nhiều hơn cá tra cái, cho phép các cơ sở chuyển nhượng cho các cơ sở khác còn thiếu.
Cho phép sử dụng cho sinh sản với đàn cá tra hiện tại của cơ sở dưới sự giám sát của cơ quan quản lý thủy sản địa phương để đảm bảo tỷ lệ nuôi vỗ cá đực/cá cái là 1,0:1,5 và tỷ lệ cho sinh sản cá đực/cá cái là 1:1.
Một cơ sở nuôi dưỡng cá tra bố mẹ ở ấp Bình, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè.
Theo đó, nhằm cung cấp giống cá tra đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm, Bộ NN&PTNT đã giao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II thực hiện dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh ĐBSCL.
Số lượng cá tra hậu bị đã cung cấp cho các cơ sở giai đoạn từ 2011 - 2012 là 101.000 con.
Đến nay, đàn cá tra bố mẹ chọn giống đã được đưa vào cho sinh sản và cho kết quả tốt.
Trong quá trình nuôi giữ và sản xuất, các cơ sở gặp phải một số vấn đề khó khăn như tỷ lệ cá đực nhiều hơn cá cái; do giá cá tra giống xuống thấp kéo dài một số cơ sở không đủ khả năng đầu tư nuôi giữ; một số cơ sở thất thoát đàn cá bố mẹ; đàn cá bố mẹ đến thời điểm thay thế…
Để quản lý khai thác có hiệu quả đàn cá tra bố mẹ chọn giống, Tổng cục Thủy sản đề nghị cơ quan chức năng địa phương tiếp tục quản lý tốt đàn cá tra bố mẹ vùng ĐBSCL theo Công văn 203/TCTS-NTTS.
Với các cơ sở tiếp nhận có số lượng cá tra đực nhiều hơn cá tra cái, cho phép các cơ sở chuyển nhượng cho các cơ sở khác còn thiếu hoặc sử dụng cho sinh sản với đàn cá tra hiện tại của cơ sở dưới sự giám sát của cơ quan quản lý thủy sản địa phương để đảm bảo tỷ lệ nuôi vỗ cá đực/cá cái là 1,0:1,5; tỷ lệ cho sinh sản cá đực/cá cái là 1:1.
Các cơ sở đã tiếp nhận đàn cá tra nhưng không đủ khả năng nuôi giữ, đề nghị Sở NN&PTNT cùng các đơn vị chức năng của địa phương hướng dẫn cơ sở chuyển nhượng cho các cơ sở khác lưu giữ đủ điều kiện tiếp nhận trên cơ sở 2 bên thỏa thuận chi phí quá trình nuôi giữ.
Một số nơi có đàn cá tra chọn giống bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh như Kiên Giang và một số địa phương khác, đề nghị Sở NN&PTNT và các đơn vị chức năng tiến hành xác định nguyên nhân cá chết và báo cáo chi tiết về Tổng cục Thủy sản để có hướng xử lý.
Theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9963:2004 về cá nước ngọt - cá tra - yêu cầu kỹ thuật thì cá bố mẹ được sử dụng từ 3 - 8 năm, vì vậy cá tra bố mẹ hết thời gian sử dụng hoặc không đảm bảo chất lượng cần phải loại bỏ, thay thế.
Và để chuẩn bị tốt nhất cho nhu cầu thay thế đàn cá tra bố mẹ, Tổng cục Thủy sản yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL thống kê chi tiết số lượng cá đực và cá cái của dòng hiện có gửi về Tổng cục Thủy sản để báo cáo lãnh đạo Bộ NN&PTNT.
Related news

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TX Sông Cầu (Phú Yên) từ đầu năm đến nay có nhiều thuận lợi, các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, bệnh trên tôm hùm nuôi cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện việc nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bền vững, môi trường nhiều vùng nuôi bị ô nhiễm…

Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

Không có ngành, lĩnh vực nào phát triển “thần tốc” như ngành sản xuất cá tra. Nó đã từng giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, giúp ngành thủy sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển cao, trong khoảng 10 năm (2002- 2012).

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.