Chỉ Việt Nam giá trị xuất khẩu gạo giảm
Ông nêu con số cụ thể, so với cùng kỳ năm ngoái, 4 nước tăng là Mỹ 34%, Pakistan 20%, Ấn Độ 18%, Thái Lan 2,2%; riêng Việt Nam giảm 13% về giá trị. Nguyên nhân, theo ông Năng là “chúng ta quá ù lỳ”.
Ông phân tích, năm 2008, có 4 dấu hiệu nổi lên rất rõ để phải cơ cấu lại ngành lúa gạo: nguồn cung đa dạng, giá cạnh tranh, có thêm nhiều nước xuất khẩu gạo trong khi những nước khách hàng chính của gạo Việt Nam giảm nhu cầu.
“Nhưng nước ta không thay đổi, ù lỳ cho đến nay nên ngày càng khó khăn”, ông nói.
Tình hình lúa gạo của nước ta hiện nay, theo ông Năng là đang bị thị trường lúa gạo thế giới đánh bật ra ngoài, vì chưa xác định được phân khúc tham gia.
Ông lấy ví dụ thị trường gạo trắng giá rẻ ở châu Phi, từ năm 2013 về trước, mỗi năm nước ta xuất hơn 1 triệu tấn (có năm 1,6 triệu), chiếm khoảng 20% lượng gạo xuất khẩu.
Nhưng năm 2014, tụt xuống 800.000 tấn, chỉ còn 12,6% lượng gạo xuất khẩu. Trong 8 tháng đầu năm 2015, xuất được 665.000 tấn gạo nhưng chủ yếu là gạo thơm nhẹ, “không còn xuất được gạo trắng”. Giá gạo trắng thường ở châu Phi chỉ còn 305 USD/tấn, trong khi nước ta phải 350 USD/tấn mới có lời.
Giá thành gạo nước ta cao do sản xuất manh mún. Nhiều năm qua hô hào xây dựng cánh đồng lớn nhưng ông Năng cho biết, TCty Lương thực miền Nam “làm hết cách” mà chưa được 20.000 ha, các doanh nghiệp khác tổng cộng cũng chưa tới 200.000 ha, chỉ chiếm khoảng 6% diện tích canh tác ở ĐBSCL.
Vì sản xuất manh mún, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên không thể bán vào các thị trường chất lượng cao như EU, châu Mỹ (riêng nước Mỹ mỗi năm xuất 2 tỷ USD, nhập 1 tỷ USD gạo).
Ông Năng phát biểu tại cuộc hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và vật tư thủy sản” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) cùng HDBank tổ chức.
Giám đốc VCCI Cần Thơ, ông Võ Hùng Dũng, phân tích thị trường lúa gạo lớn nhất của nước ta là Trung Quốc cũng “đang có dấu hiệu sụt giảm mạnh”.
Gạo nước ta xuất sang Trung Quốc chiếm 65% tổng lượng xuất khẩu trong những năm 2012-2013, giảm xuống 53% năm 2014 và hiện nay, dưới 50%. “Trung Quốc là thị trường khổng lồ nhưng không rõ ràng nên còn ẩn chứa nhiều rủi ro”, ông Dũng cảnh báo.
Related news
Thời gian qua, có không ít dự án rau an toàn (RAT) được người nông dân theo đuổi, thế nhưng không bao lâu thì nhiều mô hình RAT phải “phá sản”.
Cần Giờ lâu nay được xem như “thủ phủ nuôi yến” của TP.HCM, nhưng sau Thông tư 35 của Bộ NNPTNN về quản lý và quy hoạch nghề nuôi yến, dân nuôi yến ở Cần Giờ như đang “ngồi trên lửa”.
Ngày 28-5, tại Hà Nội, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning và Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Hồng đã ký kết Chương trình đảm bảo chính thức để xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang New Zealand.
Ông Võ Hùng Dũng Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết đến cuối tháng 04/2014, diện tích nuôi cá tra mới toàn vùng là 1.048 ha, diện tích thu hoạch là 990 ha với sản lượng 252.942 tấn, năng suất trung bình đạt 256 tấn/ha.
Để giúp cho người nuôi tôm đạt hiệu quả cao, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TT-KNKN) tỉnh Trà Vinh đã làm tốt công tác cử cán bộ xuống địa bàn tư vấn cho người nuôi tôm.