Chất nào cấm sử dụng trong chăn nuôi
Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:
Ngày 4.9.2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ban hành “Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam”; ngoài Clenbuterol và Salbutamol (chất tạo nạc) còn có 20 loại kháng sinh hóa chất khác như:
Chloramphenicol, Carbuterol, Dimetridazole… Để biết thông tin chi tiết, các bạn tham khảo thông tư trên.
Người sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9.10.2013 của Chính phủ.
Theo đó:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.
Bên cạnh đó còn buộc nuôi dưỡng vật nuôi đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ; tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm...
Riêng đối với việc sử dụng chất tạo nạc, Bộ NNPTNT ban hành văn bản riêng (Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT “Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi”).
Theo đó, nếu mẫu kiểm tra dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (bao gồm: Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine) thì ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên, còn buộc cơ sở chăn nuôi phải ngừng ngay việc sử dụng các tác nhân gây dương tính chất cấm và phải tiếp tục nuôi đàn gia súc, gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính mới được xuất bán;
Buộc cơ sở giết mổ tiêu hủy toàn bộ gia súc, gia cầm hoặc tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi khi có kết quả kiểm tra âm tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ; buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm… thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng…
Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:
Ngày 4.9.2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ban hành “Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam”; ngoài Clenbuterol và Salbutamol (chất tạo nạc) còn có 20 loại kháng sinh hóa chất khác như: Chloramphenicol, Carbuterol, Dimetridazole…
Để biết thông tin chi tiết, các bạn tham khảo thông tư trên.
Người sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9.10.2013 của Chính phủ.
Theo đó:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.
Bên cạnh đó còn buộc nuôi dưỡng vật nuôi đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ; tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm...
Riêng đối với việc sử dụng chất tạo nạc, Bộ NNPTNT ban hành văn bản riêng (Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT “Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi”).
Theo đó, nếu mẫu kiểm tra dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (bao gồm: Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine) thì ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên, còn buộc cơ sở chăn nuôi phải ngừng ngay việc sử dụng các tác nhân gây dương tính chất cấm và phải tiếp tục nuôi đàn gia súc, gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính mới được xuất bán;
Buộc cơ sở giết mổ tiêu hủy toàn bộ gia súc, gia cầm hoặc tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi khi có kết quả kiểm tra âm tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ; buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm… thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng…
Có thể bạn quan tâm
Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.
Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.
Đầu những năm 2000, Công ty Agropac đã đưa cây phúc bồn tử từ Pháp về trồng thành công trên vùng đất xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, rồi sau đó chuyển giao cho nông dân xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng sản xuất theo hướng công nghệ cao cho đến ngày nay.
Qua thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy, chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, gà phát triển đồng đều, ít bị bệnh, lông tơi mượt và sạch, quản lý nuôi dưỡng đơn giản; tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 70 ngày nuôi gà có tỷ lệ sống cao (98%), đạt 2,2 kg; khả năng sinh sản tốt, đạt từ 170-180 quả trứng/năm.
Vào mùa khô, mùa thu hoạch cá đồng, người nuôi cá lựa bắt những con cá lớn để bán, con nào còn nhỏ giữ lại để làm cá giống cho mùa sau. Khi mùa mưa đến, cá mang trứng ra môi trường tự nhiên để đẻ con. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cả cá mẹ và cá non bị săn bắt ráo riết, nếu không có biện pháp bảo vệ kiên quyết thì nguồn lợi cá đồng sẽ cạn kiệt nhanh.