Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất nào cấm sử dụng trong chăn nuôi

Chất nào cấm sử dụng trong chăn nuôi
Publish date: Tuesday. November 10th, 2015

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:

Ngày 4.9.2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ban hành “Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam”; ngoài Clenbuterol và Salbutamol (chất tạo nạc) còn có 20 loại kháng sinh hóa chất khác như:

Chloramphenicol, Carbuterol, Dimetridazole… Để biết thông tin chi tiết, các bạn tham khảo thông tư trên.

Người sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9.10.2013 của Chính phủ.

Theo đó:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.

Bên cạnh đó còn buộc nuôi dưỡng vật nuôi đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ; tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm...

Riêng đối với việc sử dụng chất tạo nạc, Bộ NNPTNT ban hành văn bản riêng (Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT “Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi”).

Theo đó, nếu mẫu kiểm tra dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (bao gồm: Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine) thì ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên, còn buộc cơ sở chăn nuôi phải ngừng ngay việc sử dụng các tác nhân gây dương tính chất cấm và phải tiếp tục nuôi đàn gia súc, gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính mới được xuất bán;

Buộc cơ sở giết mổ tiêu hủy toàn bộ gia súc, gia cầm hoặc tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi khi có kết quả kiểm tra âm tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ; buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm… thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng…

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:

Ngày 4.9.2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ban hành “Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam”; ngoài Clenbuterol và Salbutamol (chất tạo nạc) còn có 20 loại kháng sinh hóa chất khác như: Chloramphenicol, Carbuterol, Dimetridazole…

Để biết thông tin chi tiết, các bạn tham khảo thông tư trên.

Người sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9.10.2013 của Chính phủ.

Theo đó:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.

Bên cạnh đó còn buộc nuôi dưỡng vật nuôi đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ; tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm...

Riêng đối với việc sử dụng chất tạo nạc, Bộ NNPTNT ban hành văn bản riêng (Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT “Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi”).

Theo đó, nếu mẫu kiểm tra dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (bao gồm: Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine) thì ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên, còn buộc cơ sở chăn nuôi phải ngừng ngay việc sử dụng các tác nhân gây dương tính chất cấm và phải tiếp tục nuôi đàn gia súc, gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính mới được xuất bán;

Buộc cơ sở giết mổ tiêu hủy toàn bộ gia súc, gia cầm hoặc tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi khi có kết quả kiểm tra âm tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ; buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm… thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng…


Related news

Cây Đậu Tương Trên Đất Tủa Chùa Cây Đậu Tương Trên Đất Tủa Chùa

Trồng khảo nghiệm 10 năm trước, đến nay cây đậu tương đã được trồng đại trà trên đất dốc ở Tủa Chùa, mở ra hướng đi mới cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng cao.

Saturday. June 29th, 2013
Câu Chuyện Quanh Cây Sắn Cần Sớm Hình Thành Quy Hoạch Câu Chuyện Quanh Cây Sắn Cần Sớm Hình Thành Quy Hoạch

Theo quy hoạch của Chính phủ thì Lào Cai được xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu sắn có quy mô khoảng 6.000 đến 6.500 ha, dù chưa có quy hoạch sản xuất của tỉnh nhưng năm 2010 trên địa bàn có đến 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước.

Tuesday. August 13th, 2013
Cá Điêu Hồng Lồng Bè “Lên Hương” Cá Điêu Hồng Lồng Bè “Lên Hương”

Mấy ngày qua, nông dân nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông Tiền đang trúng mùa cá vì giá cá liên tục tăng mạnh trong tuần đầu của năm 2013. Hiện nay, cá điêu hồng được các thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Sunday. January 13th, 2013
Triển Vọng Mô Hình Thâm Canh Lúa IR64 Tại Xã Na Ư Triển Vọng Mô Hình Thâm Canh Lúa IR64 Tại Xã Na Ư

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, diện tích đất sản xuất lúa nước của Na Ưchỉ có 67ha; trình độ thâm canh, áp dụng KHKT vào sản xuất của người dân còn hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây lúa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

Saturday. June 29th, 2013
Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

Tuesday. August 13th, 2013