Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Chuyển Đổi Bằng Mọi Giá

Không Chuyển Đổi Bằng Mọi Giá
Ngày đăng: 23/06/2014

Lấy quy luật giá trị để điều chỉnh sản xuất là một cách nghĩ khôn ngoan. Sản xuất ngô tại miền Bắc đang vấp phải thực trạng là vùng đồng bằng diện tích giảm sâu còn vùng núi diện tích lại tăng nóng.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát mở đầu cuộc hội nghị phát triển sản xuất ngô gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Bắc cuối tuần qua, bằng đề dẫn: “Chúng ta ở đây không phải để bàn sản xuất ngô bằng mọi giá mà bàn sản xuất ngô có giá trị kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác cho người nông dân tự nguyện tham gia”.

Cũng theo Bộ trưởng, năng suất ngô hiện nay của Việt Nam đang thấp hơn năng suất bình quân của thế giới hơn 5 tạ/ha nên phải nâng cao năng suất thì cây ngô mới có chỗ đứng vững chắc, mới có cơ hội cho nông dân thu nhập cao hơn. Bộ trưởng ra đề bài luôn: “Làm sao cho năng suất ngô vượt ngưỡng 6 tấn/ha mới có lãi được. Các anh ở đây hãy nghĩ cách đi”.

Lấy quy luật giá trị để điều chỉnh sản xuất là một cách nghĩ khôn ngoan. Sản xuất ngô tại miền Bắc đang vấp phải thực trạng là vùng đồng bằng diện tích giảm sâu còn vùng núi diện tích lại tăng nóng.

Ông Lê Văn Dũng – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc nhận định: “Thị trường tốt, chính sách tốt mà tại sao diện tích trồng ngô ngày một giảm là bởi:

Thứ nhất là thời gian gần đây thời tiết quá bất thường. Từ 2008 đến nay ở đầu vụ ngô đông năm nào hầu như cũng có những trận mưa lớn, có bão nên bị kéo lùi thời gian. Ngô là loại cây trồng ưa ấm mà thời vụ bị lùi sẽ làm cho năng suất kém.

Thứ hai là trồng ngô đầu tư lớn cả công sức lẫn phân bón. Trước cây ngô có nhiều lợi thế nhưng gần đây năm ấm thì gặp sâu đục thân, năm mưa nhiều thì ẩm, mốc hạt dẫn đến tổn thất sau thu hoạch lớn. Bởi thế dù cho năm nào tỉnh cũng hỗ trợ tiền giống nhưng nông dân vẫn không chịu trồng vì lợi thế so sánh của ngô đã mất dần so với các cây trồng khác.

Theo tôi, bây giờ muốn kéo người dân trở lại trồng ngô phải hạ chi phí, phải giảm giá thành sản xuất. Các nước xung quanh đã đưa ngô biến đổi gen vào sản xuất hết rồi mà Việt Nam vẫn chưa thấy gì…”.

Trong một xu thế ngược lại, ông Hà Quyết Nghị - Giám đốc Sở NN-PTNT Sơn La phản ánh: “Diện tích ngô từ năm 2000 đến 2013 ở Sơn La đã tăng gấp đôi. Chúng tôi muốn giảm diện tích trồng ngô nhưng chỉ giảm trên giấy còn người dân không chịu bởi đây là cây trồng rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, bởi chi phí sản xuất chỉ trên 10 triệu/ha nhưng thu hoạch được 40 triệu/ha, bởi đầu ra rất dễ tiêu thụ...”.

Đại diện của công ty CP - đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm thị phần lớn nhất nhì Việt Nam đã chỉ ra điểm yếu chết người của ngô nội là: “Ngô Việt Nam chỉ đạt loại 3, loại 4, loại 5 còn ngô nhập khẩu thường đạt loại 1, loại 2 bởi ít tạp chất, ít nấm mốc, độ đồng đều cao. Vì vậy, ngoài tăng diện tích, tăng năng suất chúng ta phải nghĩ cách tăng chất lượng để có hiệu quả kinh tế tốt hơn…”.

Số lượng và kim ngạch nhập khẩu ngô mỗi năm một tăng. Theo dự báo trong năm 2014 Việt Nam sẽ phải nhập khẩu đến 3,5 triệu tấn ngô. Chính vì thế mà hơn bao giờ hết, Việt Nam phải vá “lỗ thủng” nhập khẩu này bằng cách tăng sản xuất ngô trong đó có chuyển đổi canh tác ở các tỉnh phía Bắc.

Phương thức chuyển đổi được hoạch định là mở rộng diện tích vụ đông ở đồng bằng, tăng diện tích ngô trên đất một vụ lúa ở trung du miền núi và chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả trong vụ đông xuân, vụ mùa và hè thu.

Ông Trần Xuân Định - Cục phó Cục Trồng trọt nhận định: “Hạn chế lớn nhất của cây ngô đông hiện nay là hiệu quả. Diện tích trồng ngô đông giảm do đầu tư cao (công, phân bón), do thời vụ ngặt nghèo phải trồng trước 25/9 mới có năng suất, do tỷ lệ cơ giới hóa thấp nên giá thành sản xuất cao. Chúng ta đã có giải pháp trồng ngô không làm đất nhưng vẫn cần tiếp tục thử nghiệm cẩn thận hơn”.

Cũng theo ông Định, chuyển đổi từ cây trồng khác sang ngô ở miền Bắc có hạn chế hơn ở đồng bằng sông Cửu Long bởi quy mô sản xuất nhỏ, bởi không có cường độ ánh sáng dồi dào. “Cơ hội chuyển đổi ở miền Bắc theo tôi phải là trên những chân đất cao, vùng nội đồng cấy lúa tốn kém nước hoặc trên đất bãi.

Ngoài ra, sản xuất ngô vụ đông cũng là một cách để chúng ta tăng diện tích. Căn cứ khoa học để Cục khuyến cáo tỉnh nào chuyển đổi tỉnh nào không là dựa vào lợi thế của từng địa phương. Nơi nào có diện tích đất bãi, vùng cao nội đồng nhiều thì nên trồng còn không sẽ không khuyến khích. Chúng ta không thể đưa cây ngô vào vùng trũng hoặc vùng đất mà hiện tại các cây trồng khác đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn”, ông Định nói.

Bộ trưởng Cao Đức Phát kết luận: “Sản xuất ngô phát triển chậm so với yêu cầu là do trình độ canh tác thấp, năng suất thấp dẫn đến hiệu quả không cao, không hấp dẫn được nông dân. Cây ngô nếu hiệu quả thấp hơn cây lúa chúng ta không có quyền bắt nông dân phải chuyển đổi. Mấu chốt vấn đề chuyển đổi hiện nay theo tôi phải là chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Chúng ta đã có nhiều giống tốt nhưng tại sao ở thực địa năng suất chỉ 4-5 tấn/ha vì thiếu một gói giải pháp kỹ thuật hoàn chỉnh. Tôi đề nghị các vụ, viện, trường phải gấp rút đưa ra dự thảo gói kỹ thuật với 5 điểm mới, khác biệt những điều nông dân đang làm. Tôi cũng đề nghị các địa phương nên có chính sách cho việc sấy và cơ giới hóa.

Về chính sách, tôi đến đây mà lòng vẫn lấn cấn bởi ở đồng bằng sông Cửu Long đã có hỗ trợ chuyển đổi mà các vùng khác lại chưa. Tuy nhiên đang có tình trạng là dù đã hỗ trợ mà diện tích trồng ngô vẫn giảm xuống nên thay vì hỗ trợ giống chúng ta phải tìm cách hỗ trợ những thứ nông dân đang thiếu như kỹ thuật, như chuyển giao khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ.


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Xen Canh Ở Quảng Ngãi Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Xen Canh Ở Quảng Ngãi

Nhiều năm trở lại đây các mô hình thâm canh, xen canh ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Trong đó, mô hình trồng mì xen quế, mì xen keo đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Minh Long (Quảng Ngãi).

09/04/2013
Sò Huyết Ô Loan “Đổi Hình Thay Dạng” Sò Huyết Ô Loan “Đổi Hình Thay Dạng”

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

10/04/2013
Hiệu Quả Của Giải Pháp Nuôi Luân Canh Tôm Chân Trắng, Cá Rô Phi Ở Phú Yên Hiệu Quả Của Giải Pháp Nuôi Luân Canh Tôm Chân Trắng, Cá Rô Phi Ở Phú Yên

Từ năm 2001 đến nay, do dịch bệnh, thua lỗ, diện tích nuôi tôm ngày càng giảm, tốc độ giảm bình quân 2,91%/năm. Năm 2012, diện tích nuôi tôm giảm, chỉ còn 2.112 ha, giảm 15,5% so năm 2011, nhưng diện tích tôm bệnh lại tăng, lên đến 870,1 ha, gấp 2 lần so năm 2011 (năm 2011 diện tích tôm bệnh: 434,5 ha).

10/04/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Thương Phẩm Cá Bớp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa) Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Thương Phẩm Cá Bớp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) vừa phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng phường Cam Thuận (Cam Ranh) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bớp cho 40 ngư dân phường Cam Thuận và Cam Phú.

10/04/2013
Các Trại Gà Tăng Cường Phòng Dịch Cúm Gia Cầm Các Trại Gà Tăng Cường Phòng Dịch Cúm Gia Cầm

Hiện Campuchia đang bùng phát dịch cúm A H5N1, còn Trung Quốc là dịch cúm A H7N9, vì thế nhiều cơ sở, trang trại nuôi gà đã tăng cường phòng dịch để bảo vệ đàn gia cầm.

10/04/2013