Chăn nuôi Tin chăn nuôi Kỹ thuật chăn nuôi Phòng trị bệnh GSGC Mua bán, rao vặt Công ty Vissan đưa trại chăn nuôi Gò Sao 1 vào hoạt động tại Đức Linh Bình Thuận
Đến dự có ông Huỳnh Đa Trung – Bí thư Huyện ủy Đức Linh, ông Nguyễn Văn Húy – CT.UBND huyện; ông Văn Đức Mười – TGĐ. Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN).
Lễ Công bố mới trại chăn nuôi Gò Sao 1
Với sự đầu tư của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA), đơn vị chủ quản của VISSAN, trại chăn nuôi Gò Sao 1 được xây dựng theo tiêu chuẩn và công nghệ tiên tiến của ngành chăn nuôi.
Vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng, diện tích: 8,6 ha; Hệ thống chuồng trại được xây dựng theo công nghệ chuồng kín cho tất cả các loại chuồng;
Hệ thống làm mát; hệ thống biogas xử lý chất thải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chăn nuôi tiên tiến. Cơ cấu đàn heo có mặt thường xuyên: 15.700 con; trong đó có 1.200 con heo nái sinh sản và 8.000 heo hậu bị và heo thịt, bao gồm các giống heo:
Landrace, Yorkshire, Duroc có nguồn gốc nhập từ Mỹ. Đây là trại chăn nuôi heo với mô hình khép kín từ khâu nuôi heo giống đến khâu sản xuất heo thịt đảm bảo an toàn dịch bệnh, có khả năng cung cấp mỗi năm hơn 26.000 con heo thịt.
Trại chăn nuôi Gò Sao 1 đã chính thức đi vào hoạt động là một bước trong chiến lược phát triển Công ty VISSAN giai đoạn từ năm 2015 – 2020 về tạo nguồn nguyên liệu heo thịt sạch, ổn định sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường thịt heo trong nước và xuất khẩu, hướng đến thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Đồng thời, tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn bền vững, cung cấp sản phẩm chất lượng cao, dinh dưỡng, góp phần bình ổn giá cả thị trường thực phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi tại huyện Đức Linh nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.
Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.
Chiều ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng có cuộc họp với các đơn vị sở, ngành và phía Công ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau về việc đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Tu hài là một loài nhuyễn thể sống ở biển và hiện đang được coi là một trong những sản phẩm vật nuôi mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân ở vùng biển Quảng Ninh...
Sáng 4.9, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổng kết mô hình Nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt vùng miền núi.