Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhộn Nhịp Vựa Nông Sản

Nhộn Nhịp Vựa Nông Sản
Ngày đăng: 27/01/2015

Khi các nhà vườn bắt đầu thu hoạch nông sản, thì ở các vựa trái cây trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp thu mua đáp ứng nhu cầu thị trường dịp Tết Nguyên đán.

Không khí tết len lỏi đến vườn cây bằng tín hiệu thu hoạch thì thị trường trái cây tết cũng bắt đầu sôi động. Các loại trái cây chủ lực của chợ tết như bưởi, cam, chanh, quýt, mãng cầu,... đang được nhiều vựa tất bật thu mua, có loại đang chuẩn bị thu hoạch cũng đã được đặt hàng trước vài tuần. Tại vườn, các thương lái ráo riết “săn hàng” để kịp đưa trái cây bán ra chợ tết.
Còn tại các vựa nông sản, không khí bận rộn bắt đầu từ 5 giờ khuya. Vựa nông sản không chỉ cung ứng cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh, mà còn tiêu thụ ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Nằm cặp bờ kênh Mái Dầm, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, vựa trái cây Ý Đạt 2 hầu như hoạt động liên tục. Gần 10 công nhân hối hả thu mua, lựa trái, đóng gói và khuân từng cần xé lên xe tải để kịp chuyến hàng khuya.
“Hiện nay, trung bình mỗi ngày, vựa thu mua khoảng 4-5 tấn trái cây các loại. Thời điểm vựa hoạt động nhộp nhịp nhất là từ 5 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Vào mùa thu hoạch chính vụ hoặc cỡ trung tuần tháng 12 âm lịch, vựa có thể hoạt động 24/24 giờ, lượng hàng thu vào mỗi ngày cao gấp 3-4 lần so với ngày bình thường” - chị Huỳnh Thị Diệu Hiền, chủ vựa Ý Đạt 2, cho biết.
Trời đã đứng bóng, thương lái, nhà vườn từ các nơi vẫn tiếp tục xuôi ngược trên chiếc xe gắn máy chở đầy trái cây đổ về vựa. Xe tải nối tiếp nhau đến lấy hàng, người bán, người mua xếp hàng dài chờ tới lượt mình cân hàng càng làm “nóng” lên không khí mua bán.
Anh Trần Văn Mật, một thương lái thu mua bưởi ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, cho biết: “Từ sáng sớm, tôi đã tranh thủ mua trái cây của nhà vườn rồi chở đến vựa. Lúc này mỗi ngày, tôi mua khoảng 200kg trái cây, do thời điểm này nhà vườn còn o bế cho cây đúng ngày rằm tháng chạp mới bán. Khi đó, giá cam, bưởi có thể tăng lên chút đỉnh. Hiện, giá bưởi tết còn thấp, nhưng so với ngày thường đã khá cao”.
Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành, cho biết: Toàn huyện có khoảng 72 vựa thu mua nông sản, tập trung nhiều ở thị trấn Ngã Sáu và thị trấn Mái Dầm. Riêng thị trấn Ngã Sáu có khoảng 15 vựa, thu mua trái cây từ 10-11 tấn/ngày. Trong những ngày tới, lượng nông sản thu mua có thể tăng lên từ 14-15 tấn/ngày.
Nhiều chủ vựa nhận định, trái cây đẹp, có chất lượng năm nay không nhiều so với năm trước, do nhà vườn gặp khó trong khâu điều khiển trái. “Ngay thời điểm này, giá cả thu mua vẫn chưa ổn định vì đa phần trái cây không đẹp. Chừng vài ngày nữa nguồn cung sẽ dồi dào hơn. Nhu cầu thị trường cũng tăng mạnh lên từng ngày nên giá các loại cam, bưởi có khả năng sẽ tăng lên.
Hiện, vựa mua bưởi loại 1 với giá 25.000 đồng/kg, loại 2 giá 12.000 đồng/kg, cam xô 24.000 đồng/kg, mít 10.000 đồng/kg” - chị Nguyễn Thị Hồng Đoan, vựa trái cây Đức Hiền, ở ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, chia sẻ. Song song đó, ở huyện Long Mỹ, Châu Thành A ngoài thu mua trái cây như xoài, quýt thì các vựa còn mua các loại rau, củ cung ứng cho các chợ đầu mối trên toàn quốc.
Trong thời điểm tỉnh chưa xây dựng được chợ nông sản, thì các vựa đầu mối không chỉ là nơi tập kết, mua bán trái cây, giữ vai trò phản ánh thị trường, mà còn là kênh liên lạc trực tiếp của nhà vườn với các chợ đầu mối.
Trên cơ sở này, nhà vườn có thể nắm bắt nhu cầu để tập trung sản xuất theo thị hiếu tiêu dùng và tìm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, tình trạng thương lái móc nối nhằm chia nhỏ lợi nhuận vẫn còn xuất hiện nhiều, do vậy chính người nông dân cần chủ động hơn để nông sản được “mua tận gốc, bán tận ngọn”.


Có thể bạn quan tâm

Bưởi Phúc Trạch Đang Hồi Sinh Sau Nhiều Năm Thất Bát Bưởi Phúc Trạch Đang Hồi Sinh Sau Nhiều Năm Thất Bát

Sau nhiều năm thất bát, năm nay ông đã chăm sóc theo đúng quy trình, thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như làm cỏ, xới xáo tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh hại và hoàn chỉnh hệ thống tưới, thoát úng, nhờ vậy tỷ lệ cây đạt quả rất cao. Ước tính vườn bưởi của ông Cường có hơn 4.000 quả, dự kiến cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

08/08/2014
Ngao Há Miệng, Người ... Há Mồm Ngao Há Miệng, Người ... Há Mồm

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.

29/07/2014
Hướng Dẫn Việc Cấp Mã Số Nhận Diện Cơ Sở Nuôi Và Xác Nhận Đăng Ký Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Hướng Dẫn Việc Cấp Mã Số Nhận Diện Cơ Sở Nuôi Và Xác Nhận Đăng Ký Nuôi Cá Tra Thương Phẩm

Bên cạnh đó, việc thực hiện đăng ký mã số nhận diện lần đầu và đăng ký lại được thực hiện độc lập hoặc đồng thời với việc xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm. Ngoài ra, đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng nuôi.

09/08/2014
Chi Cục Khai Thác Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ Chi Cục Khai Thác Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

09/08/2014
“Chè VietGap” Ở Quang Bình (Hà Giang) “Chè VietGap” Ở Quang Bình (Hà Giang)

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

09/08/2014