Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Agribank Bắc Kạn Ưu Tiên Vốn Lĩnh Vực Nông Nghiệp, Nông Thôn

Agribank Bắc Kạn Ưu Tiên Vốn Lĩnh Vực Nông Nghiệp, Nông Thôn
Ngày đăng: 27/01/2015

Tăng được dư nợ thêm gần 100 tỷ đồng trong năm 2014 có thể coi là một thành công lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Bắc Kạn. Trong đó, vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn tỉnh.

Tổng nguồn vốn huy động năm qua của đơn vị đạt hơn 1.827 tỷ đồng, hoàn thành hơn 98% kế hoạch năm trong đó nội tệ chiếm hơn 1.815 tỷ đồng; ngoại tệ 541.000 USD. Đáng chú ý là nguồn huy động từ tiền gửi dân cư của toàn chi nhánh tăng trưởng khá với số tăng 105 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 7,3%, chiếm hơn 84% trong tổng vốn huy động. Tiền gửi dân cư tăng ở hầu khắp các huyện, thị xã đã bù đắp khoản giảm hơn 106 tỷ đồng từ tiền gửi Kho bạc do Kho bạc thực hiện thanh toán song phương.
So với chỉ tiêu tăng dư nợ trên 10% của toàn hệ thống, kết quả tăng trưởng 4,6% của Agribank Bắc Kạn trong năm 2014 là thấp. Tuy nhiên, đây vẫn là điều thành công đối với Agribank Bắc Kạn nếu như biết rằng trong 9 tháng đầu năm dư nợ của toàn chi nhánh mới chỉ đạt khoảng hơn 30 tỷ đồng. Trong những tháng cuối năm, doanh số cho vay của đơn vị đã có thăng tiến vượt bậc nhờ đó kết quả dư nợ tiệm cận con số tăng 100 tỷ đồng so với 2013.
Tổng dư nợ toàn chi nhánh đạt hơn 2.089 tỷ đồng, bằng hơn 97% kế hoạch năm. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 1.552 tỷ đồng, chiếm 74% tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn và dài hạn chiếm đa số góp phần phát huy hiệu quả vốn vay dài hơi. Hiện tại, Agribank Bắc Kạn có 149 khách hàng doanh nghiệp với dư nợ hơn 829 tỷ đồng; 5 khách hàng là hợp tác xã với dư nợ hơn 2,4 tỷ đồng; 15.822 khách hàng hộ sản xuất, cá nhân với dư nợ hơn 1.258 tỷ đồng.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, Agribank Bắc Kạn đã chủ động thực hiện cơ cấu nợ cho nhiều khách hàng gặp khó khăn. Tổng số khách hàng đã được cơ cấu nợ là 758 khách hàng với dư nợ hơn 458 tỷ đồng. Trong đó, có 711 hộ gia đình, cá nhân; 46 doanh nghiệp và 01 hợp tác xã.
Việc tăng trưởng tín dụng cao ở quý IV là nhờ vào nhiều giải pháp được Agribank Bắc Kạn triển khai quyết liệt. Chi nhánh đã thực hiện sản phẩm tín dụng mới với việc cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ đến 100 triệu đồng. Điều này đã giúp khách hàng giảm bớt thủ tục hồ sơ, chi phí cho vay. Đơn vị áp dụng lãi suất cho vay trung, dài hạn thấp hơn 10% mức sàn quy định đối với khách hàng trong 3 tháng đầu.  
Hoạt động dịch vụ cũng có những tăng trưởng tốt khi đạt tổng doanh thu hơn 6,2 tỷ đồng. Dịch vụ thanh toán trong nước đã thực hiện 126.542 món; thanh toán hóa đơn 2.674 món; thu hộ ngân sách Nhà nước 7.800 món. Đơn vị hiện có 10 máy ATM (máy rút tiền tự động); 17 thiết bị EDC/POS (thiết bị đọc thẻ điện tử, thanh toán điện tử); tổng lượng thẻ ATM của đơn vị hiện là 31.236 thẻ. Nhóm dịch vụ MobileBanking có số lượng khách hàng cá nhân 18.605 người; 550 khách hàng doanh nghiệp.
Năm 2015, Agribank Bắc Kạn đặt mục tiêu huy động vốn nội tệ đạt 2.034 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 10%; tổng dư nợ cho vay 2.330 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 8,6%. Theo lãnh đạo Agribank Bắc Kạn, để huy động vốn thì một giải pháp chủ chốt là đẩy mạnh chăm sóc khách hàng; khơi tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn lãi suất thấp để bù đắp nguồn tiền gửi từ Kho bạc không được sử dụng.
Đối với tăng trưởng dư nợ, ưu tiên hàng đầu vẫn là tăng dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong đó chú trọng khách hàng hộ gia đình, cá nhân. Sản phẩm tín dụng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng là hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ đến 100 triệu đồng sẽ tiếp tục được tăng cường cho vay.


Có thể bạn quan tâm

Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

15/06/2013
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4% Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4%

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

15/06/2013
Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

15/06/2013
Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

15/06/2013
Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

15/06/2013