Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Tháng Một Giảm Gần 14%
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước ước đạt 1,95 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trái ngược với xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm vừa qua, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành như: thủy sản, gạo, càphê, gỗ, hạt tiêu…
Cụ thể, giảm mạnh nhất là ngành hàng càphê, giảm 28,9% về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014 với sản lượng xuất khẩu càphê tháng Một chỉ ước đạt 100.000 tấn và giá trị ước đạt 202 triệu USD.
Tiếp theo đó là sự sụt giảm mạnh đối với ngành hàng thủy sản. Ngành hàng thủy sản trước giờ vẫn được xem là điểm sáng trong kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của cả nước, tuy nhiên, trong tháng Một, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 412 triệu USD và giảm tới 25,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngành hàng gạo cũng đang rơi vào tình trạng giảm mạnh cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng Một chỉ ước đạt 312.000 tấn với trị giá khoảng 152 triệu USD, giảm đến 14,5% về lượng và giảm 12,7% về giá trị so với tháng cùng kỳ năm trước.
Một số ngành hàng có sự gia tăng về sản lượng, song lại sụt giảm về giá trị như cao su, tăng tới 70,5% về khối lượng nhưng lại giảm 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014; ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng Một đạt 109.000 tấn, giá trị đạt 112 triệu USD.
Trong khi đó, các ngành hàng như chè, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn vẫn duy trì được mức tăng trưởng. So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu tháng Một của ngành chè tăng 1,4% về lượng và tăng 5,7% về giá trị; ngành sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 7,9% về lượng và tăng 12,8% về giá trị…
Có thể bạn quan tâm
Một nông dân tên là Abdul Khaleq Mirbohor ở Bangladesh vừa giật giải “Sát thủ diệt chuột cấp quốc gia” nhờ chiến tích tiêu diệt 160.000 con chuột chỉ trong vòng 1 năm.
Việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia không chỉ thuần túy là cái logo đẹp mà quan trọng là phải tìm cách nâng cao giá trị gia tăng cho người trồng lúa.
Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, ít bệnh tật… cung cấp cho thị trường hàng nghìn lợn giống mỗi năm, thu về hàng tỷ đồng. Kính nể ông, họ phong cho ông là “vua” lợn Tây.
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư về những đóng góp của nông dân, những sáng kiến, cải tiến máy móc phục vụ cho sản xuất.
“Có nhiều cái chúng tôi được Nhà nước lo cho. Nhưng quan trọng là chúng tôi được Nhà nước tuyên truyền, tập huấn, chỉ dẫn để có một tư duy mới, nếp sống mới, cách thức làm ăn mới tốt hơn” – ông Lù Văn Đán, dân bản Chai Chanh, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu tâm sự.