Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất

Chủ Động Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất
Ngày đăng: 27/01/2015

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) không chỉ góp phần cung cấp các giống, cây con mới cho bà con nông dân, mà còn từng bước đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trong quá trình sản xuất. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng được ngành chức năng của tỉnh chủ động triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Theo Sở KH&CN thì trong năm 2014, ngoài 38 nhiệm vụ KH&CN đã và đang được triển khai, toàn tỉnh còn thực hiện nhiều đề tài, dự án ứng dụng KH&CN cấp Trung ương và cơ sở khác. Trong đó, phần lớn các nhiệm vụ, đề tài thường tập trung vào các lĩnh vực như khoa học xã hội và nhân văn, nông nghiệp, công nghệ cao, công nghệ sinh học, cây trồng, vật nuôi chủ lực…
Thông qua các chương trình, dự án KH&CN, Sở KH&CN cũng đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho gần 1.000 lượt nông dân và hỗ trợ cho hàng trăm hộ trực tiếp tham gia xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh…
Điều đáng chú ý nhất ở hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nhiệm vụ cấp Nhà nước thuộc chương trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp”.
Đây là chương trình truyền hình được xây dựng nhằm khai thác sản phẩm của “Chương trình chắp cánh thương hiệu” thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ tới đông đảo người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, ngành chức năng cũng đã triển khai được nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần phổ biến các tiến bộ khoa học và kỹ thuật cho cán bộ quản lý cơ sở và các hộ gia đình trong việc ứng dụng vào sản xuất.
Theo đó, ở lĩnh vực thủy sản có đề tài “Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển, quản lý nguồn lợi thủy sản hồ chứa tỉnh Đắk Nông” cũng đã được triển khai thành công, với mục tiêu đánh giá tài nguyên hồ chứa, nguồn lợi một số loài thủy sản quan trọng; đồng thời, đánh giá các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội bền vững cho cộng đồng dân cư sống xung quanh…
Bên cạnh đó, công tác ứng dụng KH&CN cũng đã từng bước được phát huy hiệu quả. Việc thực hiện các dự án nông thôn miền núi thuộc chương trình do Trung ương hỗ trợ đã góp phần tích cực trong việc hỗ trợ tiến bộ khoa học kỹ thuật và giống cho bà con nông dân trên địa bàn.
Đơn cử như Dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt theo hướng chất lượng cao tại tỉnh Đắk Nông, trong năm 2014 đã triển khai cấp được 9 con bò đực cho các hộ dân tham gia mô hình. Ngoài ra, dự án cũng đã tổ chức được 5 lớp tập huấn, với 300 lượt nông dân trong vùng triển khai dự án về kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc bò đực giống, nuôi vỗ béo bò thịt tại địa phương, kỹ thuật về cải tạo đàn bò, kỹ thuật chế biến và dự trữ thức ăn trong chăn nuôi…
Mặt khác, dự án còn triển khai được 6 mô hình nuôi vỗ béo bò thịt tại địa bàn triển khai và đào tạo được 10 kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo cho bò cái nền; đồng thời, tiến hành lên giống cho 70 con bò cái nền bằng phương pháp phối giống trực tiếp với bò đực giống Brahman 75% máu lai và phối giống được 10 con bò cái nền bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo tinh bò đực Brahman…
Còn Dự án áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm sinh vật đa chức năng và phân bón hữu cơ vi sinh vật đa chức năng tại tỉnh Đắk Nông cũng đã thực hiện sản xuất được 2.502 kg chế phẩm vi sinh vật dạng bột, 200 lít chế phẩm dạng lỏng và 2.502 tấn phân hữu cơ vi sinh vật đa chức năng để cung cấp cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp…
Có thể nói, những kết quả đã đạt được trong công tác nghiên cứu, chuyển giao KH&CN đã góp phần rất lớn cho việc triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng này đã tích cực gắn kết với Chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững cũng như làm cơ sở khoa học cho việc triển khai các dự án có quy mô lớn…


Có thể bạn quan tâm

Tái Cơ Cấu Để Phát Triên Chăn Nuôi Bền Vững Tái Cơ Cấu Để Phát Triên Chăn Nuôi Bền Vững

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?

05/12/2014
Khoai Cao Rớt Giá, Nông Dân Lo Lắng Khoai Cao Rớt Giá, Nông Dân Lo Lắng

Với mức giá này, nông dân lãi 15 triệu đồng/công, tăng gấp 3 lần so với trồng lúa và các loại màu khác. Tuy nhiên, hiện tại, giá khoai cao chỉ còn 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi khoảng 5 triệu đồng/công, thấp hơn năm ngoái khoảng 10 triệu đồng/công.

17/07/2014
Châu Bình (Bến Tre) Bốn Nhà Kết Lại Châu Bình (Bến Tre) Bốn Nhà Kết Lại

Vùng đất Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) là nơi có trái dừa nổi tiếng về chất lượng, nhà vườn được tập huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nâng cao sản lượng dừa; kỹ thuật trồng xen, nuôi xen, nâng thu nhập trên cùng một diện tích; tổ chức lại sản xuất, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.

17/07/2014
Mãi Xanh Làng Chè Chu Hưng Mãi Xanh Làng Chè Chu Hưng

Ông Nguyễn Thành Vinh - Trưởng làng nghề cho biết: "Làng chè Chu Hưng được công nhận làng nghề năm 2008. Làng nghề bao gồm các khu dân cư 5, 7, 8 hợp thành với tổng diện tích tự nhiên là 315ha. Làng có 281 hộ sinh sống, trong đó số hộ tham gia sản xuất chè là 97 hộ và số lao động là 141 người.

05/12/2014
Người Trồng Thanh Long Tính Chuyện Lâu Dài Người Trồng Thanh Long Tính Chuyện Lâu Dài

Chưa bao giờ vào vụ mùa mà giá thanh long cao và khan hiếm như năm nay. Nhiều hộ trồng thanh long chấp nhận cắt bỏ vài lứa trái hàng mùa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi dây chuẩn bị cho vụ chong đèn. Từ cách thức canh tác “bào mòn” sức phát triển của cây đến nay người trồng thanh long Bình Thuận đang hướng đến sản xuất bền vững, lâu dài…

17/07/2014