Chăn Nuôi Kết Hợp Xây Hầm Bioga Mô Hình Đạt Hiệu Quả

Không cam chịu cuộc sống nghèo khó, chú Đinh Tấn Hùng ở xóm Mái, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn, gà. Mỗi năm cho chú thu lãi 80-90 triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên tại thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), lớn lên cũng như bao trai làng, chú ra nhập hàng ngũ quân đội. Khi hoàn thành nghĩa vụ của một người lính, chú trở về địa phương tham gia sản xuất kinh tế cùng gia đình. Năm 1986 chú khăn gói lên đường và “trôi dạt” đến mảnh đất Hòa Bình, gặp và nên duyên với cô Bùi Thị Đông (xóm Mái, xã Trung Sơn). Cuộc sống khó khăn lại càng khó hơn, đất sản xuất không có nhưng được sự giúp đỡ của gia đình vợ, hai vợ chồng chú mua được mảnh đất để “cắm dùi” mưu sinh.
Với cái đầu ham học hỏi, biết tính toán chú cùng vợ bắt tay vào nuôi lợn. Ban đầu với số vốn ít ỏi vay mượn của người thân và bạn bè, chú lấy ngắn nuôi dài. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm qua thực tế và tìm hiểu thêm qua sách vở, ti vi…, năm 1991, chú xây dựng 3 chuồng nuôi, nuôi bình quân 10 con/chuồng, lứa này kế tiếp lứa kia nên chú cũng dành dụm thêm chút tiền.
Lúc này chú bàn tính với vợ đầu tư xây dựng chuồng trại mở rộng chăn nuôi. Chuồng nuôi được chú thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Được sự giúp đỡ của cán bộ Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện Lương Sơn chú cũng đã xây dựng được một hầm bioga với dung tích 13m3 để làm sạch môi trường trong chăn nuôi, đồng thời dùng khí ga để đun nấu.
Chú cho biết, cả xây bể, mua bếp và một số phụ tùng khác hết 9 triệu. Sau một thời gian sử dụng, chú chia sẻ, công suất của máy và lượng khí ga từ hầm bioga hiện đủ điện để dùng chạy 2 mô tơ bơm nước và tắm cho lợn, rửa chuồng trại, tưới cây xung quanh nhà và các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt trong gia đình, mỗi năm cũng tiết kiệm được khoảng 4-5 triệu đồng tiền điện.
Nhờ cách làm đúng và hướng đi đúng, chú Hùng đã tạo lên sự đột phá trong kinh tế gia đình, đàn lợn của chú ngày một lớn. Mỗi năm, chú xuất chuồng 3 lứa, mỗi lứa từ 80-90 con, trừ chi phí, chú thu 70-80 triệu đồng. Không dừng lại ở đó mỗi năm chú Hùng còn nuôi thêm một lứa gà ta khoảng 500con với mục đích là làm thức ăn và cũng là tăng thêm thu nhập kinh tế cho gia đình. Chú khoe: “Lứa gà gần tết Tân Mão này tôi cũng thu lãi từ đàn gà hơn 10 triệu đồng”.
Với ý chí không chịu khuất phục đói nghèo, chú Hùng đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương thứ 2 của mình, góp phần thúc đẩy phong trào thu đua sản xuất kinh tế giỏi. Chú xứng đáng là tấm gương cho mọi người học tập.
Có thể bạn quan tâm

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...

Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.

Để phòng, trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa, Chi cục BVTV tỉnh đã phối hợp với trạm BVTV, cùng chính quyền các huyện triển khai các biện pháp phòng, trừ có hiệu quả, như: Tuyên truyền cho bà con nông dân và các cán bộ nông nghiệp cơ sở thường xuyên thăm đồng, nhằm phát hiện kịp thời nơi phát sinh ổ sâu mới và nắm bắt tình hình diễn biến sâu, bệnh để có cách phòng trừ phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) gọi vụ sản xuất những tháng hè là “vụ tưới nước”, vì từ lúc xuống giống đến lúc thu hoạch phải tưới nước liên tục cho cây trồng. Trong khi các địa phương khác đang phải đối mặt với hạn hán gia tăng ở vụ này, thì ở Lý Sơn hiện tại tình hình nước tưới vẫn đảm bảo.