Cà Mau tìm giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống
Hội nghị với sự tham gia của 15 doanh nghiệp có uy tín hàng năm cung cấp số lượng lớn tôm giống tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh. Theo ước tính của ngành Nông nghiệp trung bình mỗi năm lượng tôm giống di nhập từ các tỉnh đã chiếm 60% (tương đương 12 tỷ con tôm giống) đáp ứng nhu cầu thả nuôi trên diện tích hơn 3.000 ha. Trong khi đó, phần đông năng lực sản xuất tại các trại sản xuất giống trong tỉnh còn nhỏ lẻ và chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng. Hội nghị tập trung thảo luận để tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tôm giống nhập tỉnh.
Cụ thể là các đơn vị quản lý phối hợp với doanh nghiệp cung cấp giống thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng tôm giống ngay tại các vùng nuôi. Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật thả nuôi tôm theo khuyến cáo của nhà cung cấp, cũng như xây dựng các mô hình liên kết sản xuất từ khâu vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, vật tư, thuốc thú y thủy sản đến khâu thu hoạch, giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật đảm bảo chất lượng tôm giống của doanh nghiệp cung ứng giống di nhập vào địa bàn Cà Mau.
Một trong những giải pháp được đưa ra thảo luận tại hội nghị là công tác phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cung ứng tôm giống chất lượng tốt và đẩy lùi nạn kinh doanh tôm giống trôi nổi không đảm bảo chất lượng trên thị trường giống thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Chỉ thị cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ ngày 1.7 đến 30.9 hằng năm, đặc biệt tại các bãi cá đẻ như Khu rừng cấm, Ao 10 mẫu, Hóc Cò, Vàm Suối Đông... Báo Tây Ninh cũng không ít lần phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện, vẫn còn nhiều người đánh bắt cá vào mùa sinh sản trong hồ Dầu Tiếng.
Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.
Tính đến đầu tháng 8, các DN, nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã ký hợp đồng bao tiêu gần 100% diện tích mía trong dân, với giá tương đương so với năm 2014.
Bước vào vụ mùa 2015, toàn tỉnh gieo trồng 58.230 ha, trong đó cây lương thực 44.650 ha, chủ yếu là lúa với 40.000 ha. Trong điều kiện khó khăn về thời tiết, tình hình sâu bệnh…việc chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả đang được ngành nông nghiệp tỉnh tập trung quyết liệt…
Ngày 12-8, thanh tra của Bộ NN&PTNT phối hợp với sở ngành tại Đồng Nai làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế Anco và Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.