Chăn nuôi cá sấu lâm vào tình cảnh xấu

Chật vật đầu ra
Ông Tăng Hùng - chủ trang trại cá sấu Phước Hiệp ở Củ Chi, TP.HCM cho biết, trước nhiều áp lực về vốn, đầu ra thị trường nội địa hiu hắt trong khi xuất khẩu hạn hẹp, ông đành cho đóng cửa trang trại và chuyển hướng kinh doanh.
Tương tự, ông Nguyễn Trường Quốc (ngụ ở Bình Chánh, TP.HCM) cũng từng có một trang trại nhỏ nuôi cá sấu gia công cho các công ty da. Tuy nhiên, thời gian gần đây do nguồn vốn eo hẹp trong khi đầu ra khó khăn, các đơn hàng ít dần và giá thành giảm mạnh khiến ông bị thua lỗ nặng nên vừa quyết định tạm ngừng nuôi cá sấu và chuyển qua nuôi heo. Ông Quốc cho biết, vì nuôi gia công nên nguồn vốn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp lúng túng chưa tìm được đầu ra, người dân nuôi gia công sẽ chịu lỗ.
Theo số liệu thống kê từ Chi cục Kiểm Lâm (Sở NNPTNT TP.HCM), hiện nay số lượng cá sấu nước ngọt được nuôi trên địa bàn các quận, huyện thành phố đã lên đến gần 160.000 con. Trong khi đó bình quân hàng năm TP.HCM chỉ xuất khẩu có hơn 20.000 con cá sấu và xuất bán nội địa hơn 30.000 con cá sấu nước ngọt, tức còn dư tới 110.000 con. Trong lĩnh vực xuất khẩu da cũng gặp tình trạng tương tự khi mà từ đầu năm đến giờ, sản lượng da cá sấu xuất khẩu chỉ được 610 tấn, đạt... 1,5% kế hoạch xuất khẩu đề ra cả năm 2015 của TP.HCM.
Lý giải về điều này, ông Lâm Tùng Quế - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (Chi cục Kiểm Lâm TP.HCM) cho biết, thực chất các doanh nghiệp Việt Nam có thực lực, vấn đề chính là đầu ra của sản phẩm vẫn chỉ thu hẹp với 3 thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp phía Trung Quốc đã ngừng thu mua cá sấu. Thị trường đã khó, các doanh nghiệp còn đối mặt với vấn nạn phải cạnh tranh gay gắt với các thương lái Trung Quốc khi họ hạ giá thành và thu mua cá sấu sống hàng loạt qua con đường tiểu ngạch.
Cần đầu tư cho công nghệ thuộc da
Theo ông Đào Văn Đang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, cái khó của các doanh nghiệp Việt Nam chính là phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trong khi đó ở thị trường sản phẩm chế biến sâu, thuộc da thì công nghệ thuộc da của ta còn non yếu. Ông Vang cho biết, hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam đã nhập công nghệ thuộc da từ Ý về với mong muốn nâng cao chất lượng các sản phẩm da cá sấu trong nay mai.
Trước những khó khăn của các doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu ở thành phố, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cũng đã có tích cực đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ như ngoài việc xuất khẩu còn tìm cách đẩy mạnh thị trường tiêu thụ nội địa; hỗ trợ về kỹ thuật, mỹ thuật, vốn cũng như tham gia các hội chợ thương mại để tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới.
Bên cạnh việc xuất khẩu da thành phẩm và cá sấu sống, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu sử dụng toàn bộ chế phẩm từ cá sấu. Hiện tại Công ty Cá sấu Hoa Cà đã nghiên cứu tận dụng thành công xương cá sấu để nấu cao chữa bệnh xương thủy tinh.
Related news

Ngoài ra, sản lượng tôm thịt, tôm hùm giảm trên 5%, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhiều diện tích nuôi chưa đến kỳ thu hoạch. Đến hết tháng 5/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đã kiểm dịch được hơn 240 triệu con tôm sú giống và hơn 378 triệu con tôm thẻ chân trắng để xuất bán ra ngoài tỉnh.

Nhớ lại vào những năm 2009-2010, nuôi nhím nổi lên như một nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo. Và trên thực tế, tại thời điểm đó, đã có một số hộ gia đình đổi đời nhờ nghề nuôi nhím. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là tiền mua nhím giống khá lớn, nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết định nuôi, thậm chí có nhiều hộ không ngần ngại vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi nhím với quy mô lớn.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5-10 năm tới tại Tây Nguyên khoảng 140.000-160.000 ha (chiếm trên 20% diện tích cà phê của toàn vùng); trong đó cà phê trên 20 năm tuổi hiện có trên 86.000 ha. Nếu không kịp thời tái canh, chất lượng và sản lượng cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng sẽ sớm bị ảnh hưởng.

Trước mắt, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân vi sinh khi trồng mì, vì trong loại phân bón này có chất Trichoderma có thể khống chế 5 loại nấm trong đất ngăn không cho chúng phát triển, hạn chế mức độ thối củ trên cây mì.

Vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm Bắc Kạn đã phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ngân Sơn triển khai mô hình “Chống rét và giữ ẩm cho cây thuốc lá bằng màng phủ nông nghiệp", đến nay sau 5 tháng triển khai thực hiện mô hình mang lại những kết quả đáng ghi nhận.