Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Hàng Nông Lâm Thủy Sản

Bộ NNPTNT vừa phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng (GTGT) hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.
Mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020, GTGT các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay. Cụ thể, đối với một số ngành hàng chủ lực như gạo tăng 20%, cà phê tăng 13%, chè tăng 30%, thủy sản tăng 20%... Tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản giảm 50% so với hiện nay.
Cụ thể, theo đề án, đối với lúa gạo, phấn đấu giảm tổn thất sau thu hoạch từ 11-13% hiện nay xuống còn 5-6% bằng các biện pháp cơ giới hóa thu hoạch, đầu tư máy sấy, kho chứa thóc… Đến năm 2020, thực hiện thu hoạch lúa bằng máy đạt 60%, năng lực sấy lúa cả nước đạt trên 80%...
Đối với thủy sản, giảm tổn thất sau thu hoạch đối với khai thác hải sản từ 20% hiện nay xuống 10%, thông qua tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển và tại cảng cá.
Một giải pháp khác được đề án đặt ra là đầu tư công nghệ, thiết bị nhằm xử lý và tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có GTGT cao. Đối với lúa gạo, toàn bộ phế phụ phẩm (trấu, cám) trong xay xát lúa gạo được chế biến thành các sản phẩm có giá trị như củi trấu, trấu viên, ván ép, dầu cám, thức ăn chăn nuôi. Đối với rơm, sử dụng trong sản xuất nấm, đóng bánh làm thức ăn chăn nuôi, làm chất đốt, làm phân hữu cơ…
Đối với thủy sản, sử dụng phế phụ phẩm trong các loại hình chế biến, đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất các chế phẩm có GTGT sử dụng trong các ngành thực phẩm và phi thực phẩm như: Colagen, glucosamin, canxi hoạt tính, bột cá, dầu cá…
Về thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, chế biến xây dựng phát triển thương hiệu lớn, có uy tín, gắn với chỉ dẫn địa lý. Phấn đấu đến năm 2020, có 40-50% đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu xây dựng và phát triển các thương hiệu lớn, có uy tín tại thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Nhưng để phát triển theo hướng bền vững,tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp sữa bò lâu dài,cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn rõ ràng,đây là điều mà lãnh đạo tỉnh,chính quyền các cấp và nông dân Sóc Trăng đang hướng đến.

Với lợi thế điều kiện chăn nuôi thuận lợi, việc hỗ trợ bò cho người dân miền núi đã mang lại kết quả khả quan. Dự án này đang được tiếp tục nhân rộng, huy động các nguồn lực xã hội để giúp người dân miền núi thoát nghèo.

Trăn thịt loại khoảng 6 kg/con đang được nhiều thương lái và cơ sở thu mua ở mức 300.000-310.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; còn trăn loại khoảng 30 kg/con trở lên có giá khoảng 260.000-270.000 đồng/kg. Do giá trăn thịt ở mức khá cao đã kích thích người dân phát triển nuôi nên trăn giống đang có giá từ 400.000- 450.000 đồng/con (loại khoảng 100-150 gram/con).

Vợ chồng anh Ba Lệ Bắc trú xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên có 10 sào đất màu chuyên canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Năm ngoái, họ dành nửa diện tích trồng ớt, còn nửa tỉa bắp lai. Nhờ đất giàu dinh dưỡng, nước tưới dồi dào, cây sinh trưởng tốt nên anh Ba hái được tổng cộng 7 tấn quả tươi từ 5 sào ớt.

Bên cạnh đó, xây dựng mô hình và quy trình kỹ thuật áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, áp dụng với điều kiện đất khô, trên ruộng luân canh một vụ khoai lang vụ Đông Xuân- một vụ lúa Hè Thu.