Ngôi Nhà Của Nông Dân Thành Đạt
Ngày 2.6, Hội nông dân (ND) tỉnh Hưng Yên đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” (CLB ND SXKD). Nhiều người kỳ vọng CLB sẽ là ngôi nhà chung, sân chơi bổ ích của những nhà nông thành đạt.
CLB quy tụ 45 ND SXKD giỏi cấp tỉnh và do Ban Thường vụ Hội ND tỉnh trực tiếp quản lý, chỉ đạo. Số thành viên CLB sẽ được xét chọn, bổ sung theo từng năm.
Có kiến thức, biết sáng tạo
Có doanh nhân, nhà khoa học, nhà quản lý thành đạt thì chúng tôi cũng phải phấn đấu trở thành ND thành đạt- đó là chia sẻ của lão nông Nguyễn Văn Mạnh, chủ trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô lớn thôn Đồng Quê, xã Mễ Sở (Văn Giang). Ông Mạnh lý giải, ND thành đạt ở góc độ dám nghĩ, dám làm, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong SXKD, đạt hiệu quả kinh tế, nuôi dạy con cái ăn học nên người và có điều kiện giúp đỡ cộng đồng…
Những chia sẻ của ông Mạnh được nhiều người đồng tình. Anh Nguyễn Văn Cảnh - chủ trang trại trồng nhãn lồng ở phường Lam Sơn, TP.Hưng Yên thổ lộ: “Thành công của ngày hôm nay là do tôi chịu khó học hỏi và tiếp tục phải học hỏi. Thiên nhiên có khắc nghiệt, nông nghiệp có rủi ro, nhưng kiến thức KHKT chuyên về cây nhãn, kỹ năng tay nghề giúp tôi hạn chế được những bất lợi của thiên nhiên. Ở nơi khác có thể mất mùa, nhưng 5-6 năm nay vườn nhãn nhà tôi toàn được mùa…”.
Trồng nhãn giỏi, có của ăn của để, không chỉ giúp anh Cảnh nuôi 3 đứa con ăn học, phương trưởng mà tạo điều kiện để anh nhiệt tình tham gia các họat động từ thiện xã hội, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ những người còn khó khăn.
Chúng tôi gặp lại anh Phạm Năng Thành, trồng và kinh doanh chuối tiêu hồng giỏi ở thôn Ninh Tập, xã Đại Tập (Khoái Châu) sau hơn 2 năm. Thành khoe: “Bây giờ trong nhà em chả còn gì để sắm. Em mới xây nhà và mua xe hơi hết gần 3 tỷ đồng…”.
Đầu tàu của phong trào
Theo bà Trần Thị Tuyết Hương, công tác tiếp nhận, cung cấp thông tin, tuyên truyền về các mô hình SXKD tốt phải được các thành viên CLB coi trọng. Hầu hết các thành viên đều là các chủ trang trại, đề nghị các thành viên CLB nên đặt mua dài hạn ấn phẩm Trang Trại Việt- cẩm nang dành riêng cho ND SXKD giỏi nói chung, các chủ trang trại nói riêng.
Các thành viên CLB NDSXKD giỏi mỗi người một hoàn cảnh, sản xuất, kinh doanh khác nhau, nhưng điểm chung dễ nhận ra là họ là đại diện cho thế mạnh nhất hiện nay của bộ mặt nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đó là mô hình chăn nuôi lợn, bò sữa, gà Đông Tảo, ba ba, trồng cam Canh, cam Vinh, nhãn lồng, chuối tiêu hồng…
Bà Trần Thị Tuyết Hương- Chủ tịch Hội ND tỉnh Hưng Yên cho rằng, việc thành lập CLB NDSXKD giỏi để tạo điều kiện cho các thành viên tiếp cận, trao đổi, học hỏi kiến thức KHKT, thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp, tạo mối liên kết giữa các thành viên, giữa các thành viên với cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Ngoài việc giao lưu, các thành viên CLB phải là đầu tàu, hạt nhân nòng cốt trong phong trào ND thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Đã gần 20 năm nay, địa chỉ “Huy Veo” ở thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) chuyên cung cấp cây bóng mát, cây công trình của ông Nguyễn Văn Veo trở nên thân quen đối với nhiều cơ quan, đơn vị, các khu du lịch trong vùng.
Anh Nguyễn Văn Toàn (Hà Giang) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở trồng rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP?
Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.
Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.