Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tù Mù Mua Giống, Dân Tây Nguyên Đổ Xô Trồng Tiêu Lạ

Tù Mù Mua Giống, Dân Tây Nguyên Đổ Xô Trồng Tiêu Lạ
Ngày đăng: 03/06/2014

Nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.

“Tù mù” mua giống

Gần đây, nhiều nhà vườn ở Tây Nguyên đã nhập gốc cây trầu amazon về ghép với giống tiêu nội địa để chống bệnh cho tiêu và bán ra với giá rất cao từ 25.000 - 30.000 đồng/cây, cao gấp 5 - 7 lần giống tiêu nội địa.

Tại vườn ươm cây giống ở xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, theo lời giới thiệu của ông chủ, gốc ghép giống tiêu này là cây trầu amazon có thân lớn, nhiều rễ và chống chọi được nhiều bệnh tật, được ông mua từ Ấn Độ. Sau đó, ông cho gốc trầu amazon ghép với cây tiêu Vĩnh Linh, Phú Quốc. Vì thế, nó có khả năng chống rầy, chống bệnh chết nhanh và trồng được ở những vùng trũng nước.

Hiện ông cũng đã bán hàng ngàn cây tiêu ghép amazon cho người dân ở huyện Chư Sê (Gia Lai), Ea H’leo (Đắk Lắk), Đắk Mil (Đắk Nông)…

Cây tiêu ghép amazon ở vườn ươm Đức Bảy.

Ông Trịnh Tiến Bộ, Trưởng phòng Trồng trọt của Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho biết: “Thời gian gần đây, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đồn nhau đi mua giống tiêu ghép amazon. Mới đây chúng tôi đã đến vườn tiêu ghép tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo để tìm hiểu. Ông chủ vườn cho biết, gốc ghép này có từ các khu rừng Việt Nam chứ không phải là hàng nhập từ nước ngoài”.

Còn theo TS Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm Tây Nguyên, giống tiêu ghép này đang được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đồng Nai (khoảng trên 100ha) nhưng cũng chỉ mới được 3 - 4 năm tuổi. Nó sinh trưởng khá tốt, lá xanh quanh năm nhưng cho năng suất khá thấp, hoa và trái thưa hơn hẳn. Giống tiêu này rất ưa nước, đòi hỏi nước tưới quanh năm nên khác với chu kỳ sinh trưởng của các giống tiêu đang được trồng.

“Theo tìm hiểu của chúng tôi, gốc cây tiêu ghép này có nguồn gốc từ nước ngoài chứ không phải ở trong nước. Theo quy định, các giống cây trồng mới trước khi được nhập từ nước ngoài vào Việt Nam phải được kiểm duyệt, kiểm định chất lượng, sâu bệnh… mới được cấp giấy phép trồng. Kể cả khi có giấy phép nhập khẩu, cây giống đó phải được qua thử nghiệm, kiểm chứng về chất lượng mới được đưa vào trồng đại trà”, TS Trần Vinh cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Lo Dịch Bệnh Trên Tôm Bùng Phát Cà Mau Lo Dịch Bệnh Trên Tôm Bùng Phát

Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa đến, dịch bệnh trên tôm lại có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả tôm nuôi. Riêng năm nay dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao hơn khi diện tích tăng quá nhanh trong khi sự trang bị về kiến thức để ứng phó của người nuôi còn quá “mỏng”.

30/06/2014
Bạc Liêu Đầu Tư Hạ Thế Lưới Điện 3 Pha Người Nuôi Tôm Phấn Khởi Bạc Liêu Đầu Tư Hạ Thế Lưới Điện 3 Pha Người Nuôi Tôm Phấn Khởi

Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.

29/11/2014
Đắk Lắk Sử Dụng Nước Thải Biogas Tưới Tiêu Cho Vườn Hồ Tiêu Đắk Lắk Sử Dụng Nước Thải Biogas Tưới Tiêu Cho Vườn Hồ Tiêu

Năm năm qua, ngoài việc sử dụng khí biogas để làm nguồn thắp sáng, nấu ăn, ông Đoàn Văn Lập ở thôn 3, xã Xuân Phú (Huyện Ea kar, Đắk Lắk) đã tận dụng nước thải biogas để tưới tiêu cho vườn tiêu, không cần sử dụng phân bón nhưng tiêu vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao.

30/06/2014
Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài

Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.

29/11/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Sầu Riêng Xen Canh Trong Vườn Cà Phê Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Sầu Riêng Xen Canh Trong Vườn Cà Phê

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/cây.

30/06/2014