Hiệu Quả Của Hệ Thống Tưới Nước Theo Công Nghệ Israel

Hệ thống tưới nước theo công nghệ Israel đã được áp dụng thành công ở nhiều được phương. Đặc biệt hệ thống này có thể áp dụng với nhiều loại cây như: Cà phê, tiêu, bưởi da xanh, ca cao, thanh long, các loại hoa như hoa ly, cát tường... Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đưa hệ thống tưới vào canh tác cây cọ dầu, cây cao su, bắp, mía đường... tại Lào và Campuchia với kết quả tăng năng suất, chất lượng cây trồng rất tốt.
Lợi ích của hệ thống tưới
Hệ thống tưới nước theo công nghệ mới của Israel sẽ chủ động được lượng nước tưới theo yêu cầu sinh lý của cây trồng và theo thời vụ. Do đó vừa tiết kiệm được nước, lại đảm bảo được lượng nước cần thiết cho cây trồng phát triển. Hệ thống này có ưu điểm là chủ động bón phân theo quy trình được lập trình khoa học.
Theo đó, phân bón được chủ động đưa vào gốc cây trồng qua đường ống, cây trồng hấp thụ trực tiếp theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng, giảm được lượng phân bón mất đi do xói mòn. Tương tự, hệ thống chủ động đưa các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng theo đường ống dẫn trực tiếp vào gốc.
Điều này sẽ có lợi cho sự phát triển của cây và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tránh độc hại cho người nông dân. Ngoài ra, sử dụng hệ thống này còn giảm được chi phí nhân công, giảm chi phí giá thành sản phẩm.
Đơn cử, một nông dân có thể điều khiển 10 ha cà phê, tiêu... bằng hệ thống tưới công nghệ Israel. Như vậy, sẽ giảm chi phí nhân công do phải tưới nước bằng cách tưới thủ công đã sử dụng từ trước đến nay.
Hiệu quả của hệ thống tưới công nghệ cao Israel
Hiện nay, một số địa phương ở Tây nguyên đã áp dụng hệ thống tưới này cho cây cà phê và cây tiêu bởi có các ưu điểm sau: Giảm được 50% nước tưới; Giảm được 30% lượng phân bón; Năng suất tăng từ 30 – 40% so với phương thức canh tác thông thường; Giảm đến 70% nhân công thuê mướn để tưới, bón phân theo phương thức canh tác thông thường; Giảm độc hại cho người nông dân khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Tại tỉnh ta có 3 trang trại sử dụng hệ thống tưới công nghệ cao Iserael gồm các hộ: Nguyễn Văn Trung ở thôn Nghĩa Thắng, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa), đầu tư để tưới cà phê; Trang trại tổng hợp Thu Thủy ở huyện Đắk Song thì đầu tư chăm sóc hồ tiêu. Còn trang trại của ông Nguyễn Ngọc Vân ở tổ 7, phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) thì đầu tư chăm sóc bưởi da xanh.
Theo các hộ trên, đầu tư .hệ thống này bình uân từ 30-40 triệu đồng/ha. Tùy mức đầu tư ban đầu cao song sẽ mang lại hiệu quả về lâu dài như cây trồng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất và năng suất cây trồng đạt cao.
Có thể bạn quan tâm

Từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác đa phương, khu vực và song phương. Về phía tỉnh, nhằm chủ động hội nhập quốc tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có các chương trình hành động; ngành Nông nghiệp tích cực triển khai các bước đi hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế; liên tục bổ sung, cập nhật và cụ thể hóa các bước đi vào các quy hoạch ngành và sản phẩm.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến đầu tháng 5/2015, tổng diện tích cây trồng bị hạn hán toàn tỉnh là 11.516,5 ha (chủ yếu là cà phê và lúa nước), lớn nhất từ trước tới nay.

Khi mà những công thức pha trộn thức ăn chăn nuôi (TĂCN) không còn là bí mật, các DN nhập khẩu nguyên liệu TĂCN lại “hầu” chủ trang trại tận chân răng, xu thế tự pha trộn TĂCN đang là lối thoát cho người chăn nuôi nhằm thoát khỏi tình trạng phải nuôi đại lí.

Để giúp tăng hiệu quả kinh tế cho mô hình trồng gấc của bà con nông dân, Công ty cổ phần nông nghiệp Đông Phương khuyến cáo áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng gấc....

Vụ ĐX 2014-2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam thực hiện mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng giống lạc L23....