Cây Trồng Biến Đổi Gen An Toàn Với Sức Khỏe Vật Nuôi
Một báo cáo khoa học gần đây tiến hành dựa trên các dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trên hơn 100 tỷ động vật được nuôi bằng thức ăn có thành phần từ cây trồng biến đổi gen đã kết luận rằng, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cây trồng biến đổi gen gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe vật nuôi.
Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tính an toàn của cây trồng biến đổi gen khi được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Trên thế giới hiện nay, các động vật được dùng làm thực phẩm đang tiêu thụ từ 70-90% tổng lượng cây trồng biến đổi gen. Các tác giả của bản nghiên cứu đã đánh giá các nguồn dữ liệu đã được thẩm định liên quan đến thức ăn chăn nuôi có thành phần từ cây trồng biến đổi gen.
Các mẫu động vật được tập trung thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này bao gồm gà nuôi, trâu bò nuôi lấy sữa, trâu bò nuôi lấy thịt và lợn.
Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đều đưa ra kết luận nhất quán rằng hiệu quả và sức khỏe của động vật được nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen là tương tự với động vật được nuôi bằng cây trồng có kiểu gen tương đồng, không biến đổi.
Chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra được sự khác biệt trong cơ cấu dinh dưỡng của các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen.
Do ADN và protein là những thành phần thông thường trong khẩu phần được tiêu hóa nên chưa có dấu hiệu nào được phát hiện hoặc định tính một cách đáng tin cậy về thành phần biến đổi gen trong sữa, thịt và trứng của động vật sau khi tiêu thụ thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen.
Bên cạnh các kết luận nêu trên, các tác giả cũng lưu ý về nguy cơ gián đoạn thương mại do các nước nhập khẩu không cho phép nhập khẩu các giống cây biến đối gen mà các nước xuất khẩu cho phép sản xuất. Trên thế giới, các quốc gia trồng ngô và đậu tương biến đổi gen là những nước xuất khẩu thức ăn gia súc chính.
Sự thiếu đồng nhất trong việc cấp phép (chẳng hạn như các nước xuất khẩu cho phép canh tác nhiều loại cây trồng biến đổi gen trước khi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen được các nước nhập khẩu cho phép nhập khẩu) đã gây ra tình trạng gián đoạn thương mại.
Tình trạng này có khả năng sẽ trở nên ngày càng phức tạp hơn trong tương lai, bởi một số lượng lớn cây trồng biến đổi gen “thế hệ thứ hai” có những tính trạng được điều chỉnh phù hợp để cải thiện thức ăn gia súc đang trong quá trình phát triển và xây dựng hành lang pháp lý.
Ngoài ra, các kỹ thuật cao cấp để tác động vào những biến đổi trong bộ gen mục tiêu cũng đang xuất hiện và không rõ liệu những kỹ thuật này có nằm trong phạm vi điều chỉnh của cơ chế xem xét dựa trên quy trình biến đổi gen hiện tại để giám sát quản lý hay chưa.
Có thể bạn quan tâm
Với nghị lực phi thường, anh Đặng Anh Tuấn (sinh năm 1957), trú ở xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đã một mình chinh phục những quả đồi hoang lập trang trại. Giấc mơ được sánh vai với những tỷ phú nông dân trên thế giới của anh đã trở thành hiện thực…
“Nhờ được Agribank hỗ trợ kịp thời nguồn vốn 3,5 tỷ đồng, con tàu đánh bắt xa bờ 510CV đã hoàn thành đúng tiến độ và chuẩn bị ra khơi hứa hẹn đón những mẻ cá đầu tiên”- ngư dân Lê Văn Thức, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) chia sẻ.
Đến nay, toàn huyện Đông Giang (Quảng Nam) có hơn 450ha trồng chuối chuyên canh, trong đó hơn 300ha trồng tập trung, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, vùng ngập mặn, ven biển thuộc hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải hiện có hơn 1.000 hộ dân thả nuôi khoảng 300 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích gần 500ha theo hình thức thâm canh.
Xã Lý Nhơn được xem là nơi sản xuất muối chiếm diện tích lớn nhất tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ hình thức sản xuất muối truyền thống (trên nền đất) sang sản xuất muối sạch trên bạt (muối trải bạt).