Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu trên vùng đất khó

Làm giàu trên vùng đất khó
Ngày đăng: 23/07/2015

Vốn là người gắn bó với mô hình trang trại từ rất lâu, trước đó, ông Lựu xây dựng trang trại nuôi gà tại TP Huế. Theo chủ trương di chuyển những trang trại ra khỏi khu vực dân cư của tỉnh, năm 1997 ông lên vùng rú cát xã Quảng Lợi xin cấp đất xây dựng trang trại. Với diện tích 2 ha được cấp, ông đầu tư 1 ha trồng rừng, đào 3 hồ vừa nuôi cá vừa lấy nước phục vụ chăn nuôi.

Ông Lựu tâm sự: “Khi mới được cấp đất, chúng tôi háo hức lắm. Nhưng khi bắt tay vào xây dựng trang trại lại gặp rất nhiều khó khăn. Vốn ít, trong khi đó vùng này toàn là cát. Đường vào trang trại, nắng thì bụi bặm, mưa thì đường lún chứ không được như bây giờ. Mỗi lần xe chở thức ăn vào phải đậu ngoài đường cách gần 1,5km. Tôi cùng nhân công phải kéo từng xe nhỏ từ đó vào trang trại. Đó là chưa nói đến chuyện thiếu nước, thiếu điện... mọi nhu cầu sinh hoạt cũng rất khó khăn”.

Cũng như nhiều người, khi đặt chân lên vùng đất cát này với bao khó khăn, có lúc ông muốn buông xuôi nhưng rồi với nỗ lực, ông đã gặt hái được nhiều thành công. Dẫn chúng tôi thăm mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng ông phấn khởi: Hiện trang trại có 10.000 con gà đẻ trứng, mỗi ngày xuất ra thị trường hơn vài ngàn quả trứng. Giá bán mỗi quả 1.700 đồng/quả, thu lãi 5 triệu đồng mỗi ngày. Ngoài ra, trang trại còn nuôi hơn 1.000 gà thịt với những giống được thị trường ưa chuộng như gà kiến, gà lai đá và đàn vịt hơn 200 con. Ba hồ nuôi cá ông tập trung thả những loại cá dễ nuôi như cá rô đầu vuông, cá trê, cá rô phi, mỗi năm cho thu nhập trên 80 triệu đồng.

Theo tính toán của ông Lựu, trung bình mỗi ngày, trang trại của ông tiêu thụ hết 6.000 lít nước và 1 tấn thức ăn. Để đáp ứng nhu cầu nước uống cho vật nuôi, mỗi sáng ông phải dậy từ 4 giờ để bơm nước cho gà uống.

Từ khó khăn và thiếu thốn ban đầu, hiện tại trang trại ông trở thành mô hình trang trại điển hình trong xã, tạo việc làm cho những người dân xung quanh, giúp họ có thêm thu nhập ổn định.

Trong chăn nuôi khó nhất là đầu ra, nhưng với ông lại không quá phức tạp. Ông Lựu cho hay: “Vốn có tiếng từ lâu nên việc tiêu thụ sản phẩm của trang trại khá dễ dàng. Sản phẩm trứng, thịt của trang trại làm ra đều được các tiểu thương lớn đến thu mua”. Hiện ông là đơn vị cung cấp chính cho 3 đầu mối hàng lớn của Huế và nhiều địa chỉ kinh doanh nhỏ lẻ khác.

Sự nỗ lực không ngừng đã đưa ông trở thành một trong 22 tỷ phú trang trại của huyện Quảng Điền, với mức thu nhập trên 1,6 tỷ đồng, trong đó lãi ròng trên 400 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Thương Hiệu Cho Gạo Việt Nam Ai Làm Và Làm Sao? Thương Hiệu Cho Gạo Việt Nam Ai Làm Và Làm Sao?

Hàng thập kỷ xuất khẩu ở top đầu thế giới về sản lượng nhưng gạo Việt Nam vẫn đa phần hiện diện trong các hợp đồng chính phủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực và có giá trị thấp.

29/09/2014
Xác Minh Thông Tin Brazil Tạm Ngừng Nhập Khẩu Thủy Sản Việt Nam Xác Minh Thông Tin Brazil Tạm Ngừng Nhập Khẩu Thủy Sản Việt Nam

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) vừa có văn bản số 1853 /QLCL-CL1 về lệnh tạm thời đình chỉ NK thủy sản và sản phẩm thủy sản từ Việt Nam vào Brazil.

29/09/2014
Sản Lượng Lúa Cả Nước Trong Năm Nay Dự Kiến Sẽ Đạt 45 Triệu Tấn Sản Lượng Lúa Cả Nước Trong Năm Nay Dự Kiến Sẽ Đạt 45 Triệu Tấn

Mặc dù diện tích xuống giống giảm, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi, lúa được giá phần nào khuyến kích nông dân đầu tư, chăm sóc nên năng suất

29/09/2014
Dự Báo Xuất Khẩu Gạo Có Nhiều Chuyển Biến Tích Cực Vào Những Tháng Cuối Năm Dự Báo Xuất Khẩu Gạo Có Nhiều Chuyển Biến Tích Cực Vào Những Tháng Cuối Năm

Việt Nam vừa thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp cho phía Philippines 200.000 tấn gạo 25% tấm với giá tương đương 475 USD/tấn; cung cấp cho phía Indonesia 200.000 tấn gạo (trong đó 50.000 tấn gạo 5% tấm với giá 443,5 USD/tấn (FOB) và 150.000 tấn gạo 15% tấm với giá 442,1 USD/tấn).

29/09/2014
Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Tính đến nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông tỉnh đạt 24.000 ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng mía đường năm 1999-2000, mía trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong khu vực. Những năm qua, Nhà máy Đường An Khê trở thành đơn vị đầu tư, thu mua phần lớn nguyên liệu mía khu vực phía Đông.

29/09/2014