Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội

Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội
Ngày đăng: 23/07/2015

Theo các chủ trại chăn nuôi, thị trường thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại chủ yếu vẫn do sản phẩm nội làm chủ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, các DN, chủ trang trại chăn nuôi lớn đang chuyển hướng đầu tư theo quy trình chăn nuôi tự động với những dây chuyền máy móc hiện đại. Ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi nội địa đang đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn khi bước vào sân chơi chung của thế giới.

* “Ăn theo” chăn nuôi

Theo các DN trong ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi và thiết bị chuồng trại, ngành này hình thành và phát triển khi chăn nuôi chuyển hướng từ nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình sang hình thức trang trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Đây cũng là giai đoạn ngành chăn nuôi thu hút mạnh đầu tư từ các tập đoàn, DN nước ngoài. Theo đó, hàng loạt trang trại nuôi gia công với quy mô lớn cho các DN nước ngoài hình thành, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại. Ông Lê Văn Đồng Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Kim Đồng Khánh (TP.Biên Hòa), chia sẻ: “Giai đoạn những năm 2000, chúng tôi chủ yếu nhận làm gia công các thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài đầu tư theo hình thức nuôi gia công tại Đồng Nai. Nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường này, chúng tôi thành lập công ty, không ngừng đa dạng mặt hàng, tạo nhãn hàng riêng cho sản phẩm... Các DN, cơ sở đầu tư vào lĩnh vực này cũng ngày càng nhiều, tạo cuộc chạy đua cạnh tranh trên thị trường”.

Có thể nói, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại hình thành và phát triển “ăn theo” ngành chăn nuôi. Những trồi sụt của thị trường này luôn gắn bó chặt chẽ với sức khỏe của ngành chăn nuôi. Chủ cơ sở Trường Phát (huyện Trảng Bom), chuyên sản xuất tấm đan chuồng heo, nhận xét: “Sản xuất trong ngành này mọi thứ đều trông vào con heo. Sản phẩm chăn nuôi có giá tốt, người chăn nuôi tái đàn nhiều thì sản phẩm của chúng tôi mới đắt hàng. Chính vì vậy, mọi hoạt động sản xuất của chúng tôi luôn theo sát thông tin về tình hình dịch bệnh, biến động giá cả trong chăn nuôi”.

* Cạnh tranh bằng công nghệ

Hiện thị trường thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại... khá đa dạng về các dòng sản phẩm cũng như các nhãn hàng nội địa cho khách lựa chọn. Nhiều DN, cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này thường nhận dịch vụ thiết kế, xây dựng chuồng trại. Sản phẩm từ nơi sản xuất được cung cấp đến tận tay các chủ trang trại với giá tốt nhất vì giảm bớt được các khâu trung gian. Ông Lê Văn Linh, chủ cơ sở Đại Phát (TX.Long Khánh), chuyên sản xuất, cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực chăn nuôi, cho biết: “Tuy mới tham gia thị trường vài năm trở lại đây, nhưng sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Chúng tôi có thêm dịch vụ thiết kế, xây dựng chuồng trại theo đơn đặt hàng của khách. Thế mạnh của cơ sở chủ yếu là các sản phẩm về khung chuồng trại, dụng cụ cho ăn bằng inox... Tuy nhiên, chúng tôi có liên kết, lấy hàng từ các DN khác, đảm bảo khách hàng cần sản phẩm gì là chúng tôi đáp ứng được ngay”.

Theo ông Nguyễn Văn Chiểu, chủ trang trại đi tiên phong trên địa bàn tỉnh nuôi heo bằng đệm lót sinh học, thị trường thiết bị chăn nuôi nội địa ngày càng đa dạng về chủng loại, nhiều sản phẩm đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chứ không sản xuất theo hướng gia công như những năm trước. Ông Chiểu so sánh: “Trước đây, dòng sản phẩm tấm lót sinh học chủ yếu phải nhập khẩu thì nay nhiều DN trong nước đã sản xuất được. Tuy độ tinh xảo chưa bằng hàng nhập nhưng chất lượng và giá cả đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa”.

Theo nhiều chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, ngành chăn nuôi muốn cạnh tranh tốt trong giai đoạn hội nhập cần đầu tư dây chuyền chăn nuôi tự động theo công nghệ hiện đại. Đa số các dây chuyền này hiện vẫn phải nhập khẩu. Đây đang là bất lợi của ngành sản xuất thiết bị, chuồng trại chăn nuôi nội địa vẫn phát triển theo hướng manh mún, nhỏ lẻ khi tham gia sân chơi thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Sang Châu Âu Gặp Khó Xuất Khẩu Sang Châu Âu Gặp Khó

Cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia châu Âu khiến cho ngân hàng ở nhiều nước hạn chế các khoản vay và điều kiện cho vay, nhà nhập khẩu buộc phải cắt giảm đơn hàng, thậm chí đàm phán hạ giá gây ra rất nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

02/08/2011
Trà Vinh Đồng Bộ Thực Hiện Các Giải Pháp “Kích Cầu” Cho Trái Dừa Trà Vinh Đồng Bộ Thực Hiện Các Giải Pháp “Kích Cầu” Cho Trái Dừa

Trà Vinh là địa phương có sản lượng dừa đứng thứ hai trong khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Bến Tre), với diện tích trên 14.941 ha và hàng năm cho sản lượng trên 151 triệu trái dừa. Trước tình hình giá dừa đang sụt giảm mạnh trên thị trường, hiện dao động ở mức 11 – 13 ngàn đồng/chục (12 trái); giảm 95 – 100 ngàn đồng/chục so với cùng kỳ tháng 5/2011.

20/06/2012
Phương Pháp Mới Trong Đào Tạo Nghề Cho Nông Dân Phương Pháp Mới Trong Đào Tạo Nghề Cho Nông Dân

Dự án Đào tạo nâng cao năng lực kinh tế dựa vào cộng đồng (CB-TREE) do Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Dự án Thị trường lao động EU/MOLISA/ILO đang triển khai thí điểm tại Hà Tĩnh có thể là hướng đi phù hợp

01/04/2011
Làm Giàu Nhờ Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ) Làm Giàu Nhờ Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ)

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

19/02/2011
Nữ Tỷ Phú Từ... Cá Nữ Tỷ Phú Từ... Cá

Hơn 15 năm chị sống nhờ vào gánh hàng rong, với nghị lực phi thường chị trở thành bà chủ trang trại nuôi cá sấu, cá lóc, cá da trơn và ba ba trên diện tích 2,3 ha, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm. Tổng lợi nhuận từ năm 2001 đến nay đã là 5 tỷ đồng. Chị được mệnh danh là “nữ tướng nuôi cá” của xứ dừa. Đó là chị Phan Thị Vân ở ô 3, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, Bến Tre.

30/05/2012